Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

BẠN CÓ THỂ MỞ MỤC VỤ ĐÁNH GIÁ CAO


By Rick Warren – Nov 30, 2017

Đừng để lời không lành mạnh nào ra khỏi miệng anh chị em, nhưng chỉ điều gì giúp xây dựng người khác theo nhu cầu họ, để có lợi cho người nghe” (Ê-phê-sô 4:29 NIV).

Tạ ơn cực đoan nghĩa là bạn sẽ trải qua cuộc đời tạ ơn trong mỗi tình huống, bất kể điều gì – gặp lúc sung túc, lúc túng ngặt, lúc tốt, xấu, đúng, sai, bất cứ gì.  Bạn có thể phát triển thái độ tạ ơn bằng cách chọn tạ ơn trong mỗi tình huống.  Thái độ tạ ơn cực đoan thực sự là cung phụng người khác.  Nó trở thành mục vụ.

Mỗi tín đồ là một mục vụ viên.  Bạn là một mục vụ viênMỗi Cơ-đốc-nhân là một mục vụ viên, nghĩa là chúng ta phải cung phụng người khác.  Chúng ta được cứu để cung.  Bạn có thể mở mục vụ gọi là mục vụ đánh giá cao.

Bạn có biết nghĩa chữ “đánh giá cao” không?  Nếu bạn từng mua ô-tô, bạn biết nghĩa chữ mất giá.  Giây phút bạn lái xe khỏi bãi đậu, nó giá trị ít hơn bạn trả nó, cả khi nó là xe mới toanh.  Mất giá nghĩa là giảm giá trị.  Đánh giá cao nghĩa là tăng giá trị lên – và đó là mục vụ.

Khi bạn đánh giá cao chồng bạn, bạn tăng giá trị chàng.  Khi bạn đánh giá cao vợ bạn, bạn tăng giá trị nàng.  Khi bạn đánh giá cao con cái bạn, bạn tăng giá trị chúng.  Khi bạn đánh giá cao đồng nghiệp bạn, bạn tăng giá trị họ đối với bạn và đối với công ty đó.  Khi bạn đánh giá cao chủ bạn, bạn tăng giá trị ông hoặc bà đó.

Mục vụ đánh giá cao làm tăng giá trị người ta.  Đó là lý do God nói cám ơn cực đoan là một mục vụ.  Bạn có thể mở một mục vụ qua việc tăng giá trị người ta đơn giản qua cách đánh giá cao họ.

Một trong những điều tôi khám phá là mọi người trong đời đều cần liều thuốc khích lệ mạnh.  Tôi chưa từng gặp ai nói, “Ồ không!  Tôi không cần lời khen!  Tôi có quá nhiều rồi.  Làm ơn ngưngTôi rất được ủng hộ.  Đừng cho tôi nữa.”  Bạn có nhu cầu mọi mặt cần được ủng hộ, được yêu thương, được đánh giá cao – và người khác cũng vậy.  Nếu bạn muốn dùng bởi God, thì đây là một cách: Hãy ủng hộ mọi người.  Hãy đánh giá cao mọi người.  Hãy tỏ lòng biết ơn mọi người.

THẢO LUẬN
·      Thể nào bạn cảm giác khi ai đó đánh giá cao bạn?
·      Vài cách nào bạn có thể tỏ sự đánh giá cao ngoài lời nói ra?

·      Thể nào việc đánh giá cao và ủng hộ của người khác đã kéo bạn gần God hơn?

Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

CÓ THỂ NÀO BẠN TẠ ƠN GOD KHI CUỘC SỐNG DƯỜNG NHƯ XẤU TỆ?


By Rick Warren – Nov 29, 2017


Lòng biết ơn phát triển đức tin bạn khi thời thế khó khăn – khi sự việc không hiểu nổi, khi bạn không thể hiểu ra nó, khi lời cầu nguyện bạn không được trả lời, khi cuộc đời thối tệ, khi mọi việc theo đường bạn không muốn đi.  Bất cứ ai cũng có thể tạ ơn God về điều tốt.  Nhưng khi bạn có thể tạ ơn God cả khi điều xấu, đức tin bạn tăng trưởng và rễ tâm linh bạn mọc sâu hơn.

Trong Kinh Thánh, tiên tri Ha-ba-cúc trải qua thời thế khó khăn.  Ông nói, “Dẫu cây cả không nở nụ và không trái nho trên cành, dẫu mùa ô-liu hỏng và đồng không sanh thực phẩm, dẫu không cừu trong ràng và không gia súc trong chuồng, tuy vậy tôi sẽ vẫn vui mừng trong Chúa, tôi sẽ vui mừng trong God Đấng Cứu Rỗi tôi” (Ha-ba-cúc 3:17-8 NIV). 

Ha-ba-cúc không tạ ơn God về mọi điều diễn tiến xấu trong đời.  Điều gì là nguyên nhân lòng biết ơn của ông?  “Tôi sẽ vẫn vui mừng trong Chúa, tôi sẽ vui mừng trong God Đấng Cứu Rỗi tôi.”  

Ha-ba-cúc có thể nói, “Mọi việc khác thối tệ trong đời, nhưng tôi có thể tạ ơn, vì Chúa là Đấng Cứu Rỗi tôi.  Ngài sẽ kéo tôi ra.  Tôi sẽ dâng lời tạ ơn God.”

Đây là trắc nghiệm tột độ của đức tin: Có thể nào bạn tạ ơn God khi cuộc đời thối tệ không?  Đó là trắc nghiệm thể nào chiều sâu rễ tâm linh bạn đâm ra.

Khi bạn trải qua thời thế khó khăn, bạn cần nhìn vào cái gì còn lại, không vào cái gì bị mất, và tạ ơn về nó.  Bất kể những sự việc xấu thể nào, luôn có hàng ngàn điều bạn có thể tạ ơn.  Và bất kể sự việc xấu thể nào, luôn có sự kiện mà bạn có thể tạ ơn God chỉ vì Ngài là God.  Ngài đã hứa nhìn thấy bạn suốt lối, để giúp bạn thoát ra, để thêm sức bạn, để chăm sóc bạn, để làm những phép lạ, để trả lời những lời cầu nguyện bạn.  Ngài đã hứa rằng cả khi sự việc không đi theo lối bạn, Ngài có thể hành động biến nó thành tốt lành trong đời bạn.

THẢO LUẬN
·      Vài lời hứa nào của God từ Kinh Thánh có thể giúp bạn nhớ Ngài là ai và điều gì Ngài sẽ làm cho bạn khi thời thế khó khăn?
·      Hãy suy nghĩ về ai đó bạn biết mà đã tỏ ra (hoặc đang tỏ ra ngay bây giờ) đức tin sâu đậm trước mặt nghịch cảnh.  Những đức tính hoặc thói quen nào là đặc điểm đời sống tâm linh người đó?
·      Tại sao tạ ơn God cả khi trong những sự việc tệ hại cho thấy rõ sự trưởng thành tâm linh bạn?     


Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

TẠ ƠN GOD vì NGÀI LÀ AI, KHÔNG CHỈ VÌ ĐIỀU NGÀI LÀM


By Rick Warren – Nov 28, 2017

“Tạ ơn là của tế lễ thật sự tôn kính Ta” (Thi Thiên 50:23 NLT).

Bất cứ khi nào bạn cám ơn ai, bạn tôn kính người đó.  Ví dụ, nếu tôi nói với vợ tôi, “Em yêu, anh rất cám ơn về bữa ăn tối Lễ Tạ Ơn tuyệt vời mà em nấu,” tôi đã tôn kính vợ tôi.  Khi tôi nói với mẹ nàng, “Con muốn cám ơn mẹ vì sanh ra Kay để con có thể cưới nàng,” tôi đang tôn kính bà.  Khi tôi nói với ai đó, “Cám ơn bạn vì mở cửa cho tôi” hoặc “Cám ơn bạn vì đến thờ phượng,” tôi đang tôn kính người đó.  Việc tỏ lòng biết ơn là cách tôn kính người khác.

Kinh Thánh nói điều này cũng đúng với God, “Tạ ơn là của tế lễ thật sự tôn kính Ta” (Thi Thiên 50:23 NLT).  Khi bạn dâng tế lễ bằng cách dâng lời tạ ơn, bạn đang hy sinh thời giờ bạn.  Cần thời gian để suy nghĩ về những điều để tạ ơn.

Vợ tôi thích tôi nói, “Cám ơn” về những điều nàng làm cho tôi.  Nhưng nếu đó là tất cả gì tôi từng làm, nàng bắt đầu tự hỏi, “Phải chăng chàng thật yêu mình, hay chàng chỉ yêu những điều mình làm cho chàng?”  Lúc nào đó, tôi phải bắt đầu tiến lên mức cao hơn về cám ơn, đó là không chỉ cám ơn vợ tôi về điều nàng làm nhưng cám ơn nàng về nàng là ai.  Đó là kiểu tạ ơn sâu sắc hơn, trưởng thành hơn.

Nếu lúc duy nhất con cái bạn cám ơn bạn là khi bạn cho chúng những trợ cấp, bạn bắt đầu tự hỏi, “Chúng có yêu mình không, hay chúng chỉ yêu tiền?”

Nếu tất cả gì bạn làm là cám ơn God về việc đưa bạn vào tầng lớp này hoặc về cho bạn thức ăn này hoặc tất cả những điều Ngài làm cho bạn, thật đáng tự hỏi bạn, “Tôi có thật yêu God không, hay tôi chỉ yêu những điều Ngài làm cho tôi?”

Chúng ta phải học tạ ơn God không chỉ về điều Ngài làm cho chúng ta nhưng về Ngài là ai: “God ôi, tạ ơn Ngài rằng khôn ngoan Ngài lớn hơn khôn ngoan con.  Tạ ơn Ngài rằng Ngài biết điều gì sẽ làm con hạnh phúc hơn là con biết.  Tạ ơn Ngài rằng Ngài kiên định khi con bất định.  Tạ ơn vì tình yêu Ngài và lòng thương xót Ngài và rằng Ngài luôn công bằng.  Tạ ơn Ngài rằng thậm chí khi con không hiểu điều gì đó, Ngài vẫn đặt trọng tâm vào quyền lợi con.”

Kiểu biết ơn, mà vượt quá “Tạ ơn Ngài, God ôi, vì thức ăn” để đến “Tạ ơn Ngài, God ôi, vì Ngài là ai,” thật tôn kính God, và nó cho bạn gốc rễ tâm linh sâu sắc hơn.

THẢO LUẬN
·      Các bác sỹ đã cho thấy trong nhiều báo cáo là lòng biết ơn là tình cảm lành mạnh nhất của loài người.  Tại sao bạn nghĩ điều này là vậy?
·      Thể nào biết ơn cực đoan giúp bạn tăng trưởng gần Chúa Giêsu hơn?
·      Mỗi ngày tuần này, hãy bắt đầu suy nghĩ 10 điều tạ ơn God.  Cuối tuần, hãy dò xét thể nào làm vậy tác động thái độ bạn và ảnh hưởng từng ngày.





Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

ĐIỀU GÌ NGHĨA LÀ TẠ ƠN CỰC ĐOAN?


By Rick Warren – Nov 27, 2017

“Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh; vì đây là ý muốn God cho anh em chị em trong Chúa Giêsu Christ” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:18 NIV).

Tạ ơn cực đoan trông như: “Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh; vì đây là ý muốn God cho anh em chị em trong Chúa Giêsu Christ” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:18 NIV).

Để ý rằng Kinh Thánh nói dâng lời tạ ơn TRONG mọi hoàn cảnh, không phải VỀ mọi hoàn cảnh.  Có khác biệt lớnBạn không phải cám ơn về những chuyện xấu trong đời bạn.  Có nhiều điều ác trong thế giới, và không phải mọi chuyện xảy ra trong thế giới đều là ý muốn God.  Thực ra, hầu hết, ý muốn God không được thực hiện.  Ý muốn của chúng ta được thực hiện.  Vì thế chúng ta không tạ ơn God về điều ác trong thế giới.  Chúng ta tạ ơn God ngay giữa lúc đó.

Tại sao tôi có thể tạ ơn God trong mỗi hoàn cảnh?  Trước hết, vì tôi biết God đang điều khiển.  Tôi biết God có thể đem điều tốt ra từ điều ác.  Tôi biết God có thể biến ngay cả lỗi lầm tôi thành điều gì đó kết quả tốt – điều tốt có thể đến từ đó.  Tôi biết tôi sẽ không phải sống trên Trần Thế vĩnh viễn.  Tôi biết tôi sẽ đến Thiên Đàng ngày nào đó.  Tôi biết tôi không thể mất sự cứu rỗi tôi.  Tôi biết bất kể gì xảy ra, God sẽ không bao giờ ngừng yêu tôi.  Tôi có thể nghĩ ra hàng trăm lý do để tạ ơn trong bất kỳ hoàn cảnh nào, thậm chí những hoàn cảnh tồi tệ.

Câu đó cũng nói trong mọi hoàn cảnh.  Tiếng Hy-lạp chữ được dùng đây là chữ pos, nghĩa là bất cứ, tất cả, mọi việc, bất cứ ai, suốt cả, bất cứ đâu, mọi nơi, toàn thể.  Nghĩa là không ngoại lệ, không biện hộ, không miễn trừ.

Điều đó dường như khá cực đoan, phải khôngĐó là lý do nó là tạ ơn cực đoan.

Chẳng cần cố gắng tạ ơn về quà tặng tốt mà ai đó cho bạn.  Bất cứ ai cũng có thể làm điều đó.  Nhưng tạ ơn trong mọi hoàn cảnh là tạ ơn cực đoan.

Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh, vì đó là ý muốn God cho anh chị em trong Chúa Giêsu Christ.  Người ta nói họ muốn biết ý muốn God.  Họ muốn biết điều gì God muốn họ làm qua cuộc đời họ.  Tốt lắm, tạ ơn trong mọi hoàn cảnh là ý muốn God cho bạn – và bạn càng tạ ơn, bạn sẽ càng gần God hơn

THẢO LUẬN
·      Một số lời hứa gì của God từ Kinh Thánh mà bạn có thể thuộc lòng để giúp bạn nhớ cách tạ ơn Ngài, thậm chí trong những hoàn cảnh khó khăn?
·      Khi bạn thấy người ta tỏ ra tạ ơn cực đoan trong hoàn cảnh nào đó, thể nào điều đó tác động bạn?
·      Tại sao ý muốn God cho bạn là tập tạ ơn cực đoan?  Thể nào thói quen đó tác động những mặt khác của đời bạn?


CHÚNG TA CẦU XIN ĐIỀU QUÁ NHỎ, và CHÚNG TA MUỐN NHẬN QUÁ SỚM


By Rick Warren – Nov 26, 2017

“God có thể làm nhiều, nhiều hơn bất cứ gì chúng ta có thể xin hoặc tưởng tượng” (Ê-phê-sô 3:20 NCV).

Khi chúng ta muốn God trả lời cầu nguyện của chúng ta, chúng ta phải sẵn lòng  không chỉ để God trả lời bất cứ khi nào Ngài nghĩ là tốt nhất nhưng cũng BẤT CỨ CÁCH NÀO Ngài nghĩ là tốt nhất.  Những cách của God luôn luôn tốt hơn và lớn hơn và cao hơn.

Chuyện gì sẽ xảy ra trong chuyện Xa-cha-ri và Ê-li-za-bét nếu như God trả lời thỉnh cầu họ xin một đứa con lập tức?  Họ sẽ không nhận được một đứa con mà họ yêu và ấp ủ.  Nhưng God trì hoãn yêu cầu đó trong nhiều năm, và rồi khi Ngài trả lời, Ngài ban cho họ Giăng Báp-tít, bà con của Chúa Giêsu Christ, tiên tri duy nhất thấy được những lời tiên tri về Chúa Giêsu được ứng nghiệm, và là người kế đấng Mê-si-a.

Vấn đề của chúng ta có hai phương diện: Chúng ta xin quá ít, và chúng ta muốn quá sớm.  Ê-phê-sô 3:20 nói, “God có thể làm nhiều, nhiều hơn bất cứ gì chúng ta có thể xin hoặc tưởng tượng” (Ê-phê-sô 3:20 NCV).  Hãy nghĩ về điều vĩ đại nhất trong trí tưởng tượng bạn, và God có thể thậm chí làm lớn hơn điều đó.

Đôi khi tôi tin câu đó, và cố công bố nó.  Tôi tưởng tượng điều lớn nhất tôi có thể cầu xin và nghĩ, “Điều này thật sẽ gây ấn tượng cho God.”  Tôi cầu xin nó và đợi chữ “Wow!” từ God.  Thay vì thế tôi nhận được, “Con à, con không thể làm bất cứ gì tốt hơn điều đó sao?  Sức sáng tạo con ở đâu?  Sức tưởng tượng con ở đâu?  Ta có thể làm điều đó không khó khăn chi!  Tại sao con không thử tin Ta về chuyện vượt quá điều con có thể tưởng tượng?”

Nếu God đã trả lời một số cầu nguyện của tôi chính xác như tôi đã xin chúng, tôi đã bị đáp lại không tương xứng.  Những trả lời của Ngài vĩ đại hơn nhiều những thỉnh cầu của tôi.  Tôi tạ ơn rằng God đã không trả lời tất cả những lời cầu nguyện của tôi.  Một số đó sẽ là thảm họa!

Khi Kay và tôi kết hôn, chúng ta nhận được một thiệp cưới nói, “God luôn ban điều tốt nhất của Ngài cho người để dành sự lựa chọn cho Ngài.”  Chúng ta hãy học để God  trả lời theo thời điềm Ngài và theo cách Ngài.

THẢO LUẬN
·      Hãy nghĩ điều gì đó bạn từng cầu nguyện mới đây.  Thể nào bạn cầu nguyện nó khác đi khi bạn xem xét thấy những cách của God luôn luôn tốt hơn và lớn hơn và cao hơn?
·      Hãy tả lúc God cung ứng câu trả lời cho lời cầu nguyện bạn mà vượt quá bất cứ gì bạn xin hoặc tưởng tượng.
·      Thể nào bạn minh chứng rằng bạn muốn điều tốt nhất của God và không theo ý riêng bạn?


  

Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2017

CÁCH CẦU NGUYỆN KHI CÂU TRẢ LỜI BỊ TRÌ HOÃN


By Rick Warren – Nov 25, 2017


Thời điểm God là toàn hảo.  Chúng ta nghĩ Ngài trễ, nhưng Ngài không bao giờ trễ.  Sự trì hoãn của God không phải là từ chối.  “Chưa” không có nghĩa là “không.”

Điều gì bạn nên làm khi lời cầu nguyện bạn đang bị trì hoãn?

Bạn tiếp tục cầu nguyện cho đến khi một trong ba điều này xảy ra:

1.    Bạn nhận được câu trả lời.  Khi bạn nhận nó, thì bạn có thể ngưng cầu nguyện -  dĩ nhiên.

2.    Bạn nhận được sự bảo đảm rằng bạn sẽ nhận điều bạn đang cầu nguyện.  Đôi khi God làm vậyNgài nói, “Ta sẽ cho con điều này,” và bạn đoan chắc nó.  Bạn ngưng xin God, và bạn bắt đầu tạ ơn God về nó và hành động.  Mác 11:24 nói, “Bất cứ gì con xin khi cầu nguyện, hãy tin con đã nhận được nó, và nó sẽ là của con” (NIV).

Khi tôi còn học trung học, tôi nhận được một lá thư ngày kia nói tôi đã được học bổng bốn-năm đại học.  Tôi không đợi tiền đến mới bắt đầu hành động.  Tôi bắt đầu chuẩn bị.  Tôi mua một số quần áo và sửa soạn xe tải của tôi.  Tôi sẵn sàng, nói tạm biệt với bạn hữu, và khởi hành.  Tôi hành động theo đức tin.  Tôi có sự bảo đảm rằng tiền đang đến, dẫu khi tôi chưa nhận nó trong tay.  Chúng ta có thể hành động cách đó với God và tin trong đức tin rằng Ngài sẽ đưa tới theo lời hứa Ngài vào đúng thời điểm Ngài.

3.    Bạn tiếp tục cầu nguyện cho đến khi God tiết lộ cho bạn rằng đó không phải là ý chỉ Ngài.  Khi bạn hiểu ra điều đó, bạn trở nên không thoải mái khi cầu nguyện chuyện đó và bạn không có bình an, vậy bạn ngưng cầu nguyện cho thỉnh cầu đó.

Để nhận được câu trả lời từ God, bạn phải sẵn lòng để God trả lời theo thời điểm Ngài!  Nhưng Ngài sẽ trả lời vì Ngài thật đáng tin cậy, Ngài nghe những lời cầu nguyện bạn, và Ngài sẽ hồi đáp.

THẢO LUẬN
·      Hãy nghĩ về lúc God hồi đáp lời cầu nguyện bạn với câu, “Chưa.”  Thể nào bạn phản ứng?
·      Nếu God đã cho bạn sự bảo đảm về một trong những lời cầu nguyện bạn, điều gì bạn giờ này cần làm để hành động trong đức tin?
·      Bạn có sẵn lòng để God trả lời những lời cầu nguyện bạn theo thời điểm Ngài không?  Thể nào thấy bằng chứng đó trong đờii bạn?



Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2017

TẠI SAO GOD ĐÔI KHI TRÌ HOÃN TRẢ LỜI CẦU NGUYỆN


By Rick Warren – Nov 24, 2017

Đừng sợ, Xa-cha-ri; lời cầu nguyện ông đã được nghe” (Lu-ca 1:13 NIV).

Tôi nghe chuyện một em gái viết thư cho một giáo sĩ, cố khích lệ ông và đề ra sự ủng hộ của em.  Kết cuộc, em được báo đừng yêu cầu nhận hồi đáp cho lá thư em vì các giáo sĩ rất bận rộn.  Thế nên khi thư đó đến, vị giáo sĩ đó nhận được điều hồi hộp khi đọc, “Giáo sĩ thân mến, chúng tôi đang cầu nguyện cho ông.  Nhưng chúng tôi không mong câu trả lời.”

Tôi nghĩ bé gái đó vô tình tóm tắt đời sống cầu nguyện của hầu hết các Cơ-đốc-nhân.  Chúng ta cầu nguyện rất nhiều, nhưng chúng ta không mong câu trả lời.  Nhưng chúng ta phải thay đổi thái độ mình nếu chúng ta muốn nhận câu trả lời từ God!

Trước hết, chúng ta phải sẵn lòng để God trả lời theo thời điểm riêng Ngài.  Nghĩa là theo lịch khóa biểu Ngài, thời gian biểu Ngài – bất cứ khi nào God nghĩ là tốt nhất.

Đôi khi tôi gặp lúc rất khó tin God sẽ trả lời những lời cầu nguyện của tôi.  Nhưng nếu God sai thiên sứ đến gặp mặt đối mặt tôi và nói, “Rick à, Ta tới đây để báo rằng God đã trả lời lời cầu nguyện ngươi,” tôi nghĩ tôi sẽ tin chắc.

Kinh Thánh kể câu chuyện Xa-cha-ri, rất già và vợ Ê-li-za-bét, không thể có con.  Thiên sứ Ga-bi-ên thăm ông và nói, “Đừng sợ, Xa-cha-ri, lời cầu nguyện ông đã được nghe(Lu-ca 1:13 NIV).  Ga-bi-ên tiếp tục nói rằng Ê-li-za-bét sẽ sanh một trai sau này sẽ “khiến sẵn một dân đã được chuẩn bị cho Chúa.”  Rồi Xa-cha-ri nói trong câu 18, Thể nào tôi có thể chắc về việc này?”  Ông nghi ngờ tột độ.  Tại sao ông không tin?

Vì ông đã ngưng cầu nguyện lời cầu nguyện đó nhiều năm trước.  Nếu bạn đọc phân đoạn đó thoáng qua, câu đó nghe như, “Ông vào Đền Thờ.  Ông cầu nguyện.  Và thiên sứ đến và nói, ‘Lời cầu nguyện ông đã được nhậm.’”  Sự thật là, ông đã ngưng cầu nguyện lời cầu nguyện này trước đây.  Tuy nhiên God đã nghe tiếng kêu gào của Xa-cha-ri.  Thực ra, thì động từ “nghe” trong Kinh Thánh mang nghĩa đã xảy ra rồi.

God trả lời những lời cầu nguyện chúng ta lập tức, nhưng đôi khi có trì hoãn trong việc ban cho quà tặng đó.  Tại sao?  Vì Ngài muốn thay đổi chúng ta trước.  God chú ý nhiều về việc khiến chúng ta trưởng thành hơn là Ngài chú ý việc khiến cuộc sống dễ dàng.  Sau khi bạn đã học thái độ đúng, thì God tự do hành động giải quyết vấn nạn.

THẢO LUẬN
·      Hãy tả thái độ bạn đối với cầu nguyện – và thể nào thái độ bạn đã thay đổi trong quá khứ.
·      Những lời hứa nào bạn có thể đoan chắc từ Kinh Thánh về lời cầu nguyện bạn?
·      Thể nào God đã thay đổi bạn khi bạn phải đợi câu trả lời của Ngài cho lời cầu nguyện?


Thứ Năm, 23 tháng 11, 2017

THỰC HIỆN BƯƠC ĐỨC TIN – theo THỜI ĐIỂM GOD


By Rick Warren – Nov 23, 2017


Khi God ban cho một ý tưởng – một lời rhema – Ngài ban nó trong ba phần.

Trước hết, Ngài nói điều gì Ngài sẽ làm, rồi Ngài nói cách nào Ngài sẽ làm, và rồi Ngài cho bạn thời gian.

Lỗi lầm lớn nhất người ta phạm là nhận phần đầu tiên nhưng quên hai phần kia.  Chúng ta nhận ý tưởng God và đi ra cố làm nó như thể Ngài không quan tâm cách nào nên làm.  Chúng ta cố làm nó theo cách mình, và chúng ta thường thất bại.  Chúng ta không biết thời điểm, nên chúng ta cố vội việc.

Ba năm trước khi chúng tôi khởi lập Hội Thánh Saddleback, tôi cố khởi lập một hội thánh khác.  Tôi ở Riverside, California, và God đã nói với lòng tôi rằng tôi sẽ khởi lập một hội thánh.  Vì thế tôi mướn Canyon Hills High School và chuẩn bị.  Khoảng một tháng trước khi chúng tôi bắt đầu, God nói, “Ý đúng, nhưng sai chỗ và sai giờ.  Đừng làm nó, vì Ta không ở đó.”  Nên tôi hủy kế hoạch đó, trở lại Fort Worth, và học tiếp học vị thạc sĩ trong ba năm.  Sau đó God nói, “Bây giờ, đây là nơi con sẽ làm,” và Ngài đặt tôi vào Saddleback Valley, nơi chúng tôi mở Hội Thánh Saddleback Church.

Cách nào bạn biết thời điểm God?  God bắt đầu gom tất cả mảnh nhỏ lại nhau.  Nhưng bạn phải đợi nóRồi, khi God nói, “Đi,” bạn lao vào hành động.  Lúc đó, bạn phải thực hiện bước đức tin.

Thực hiện bước đức tin dường như không thể được cho bạn hôm nay vì bạn đang đối diện một vấn nạn lớn.  Có lẽ bạn gặp những quyết định khó thực hiện.  Năm 1975, tôi bị vấn nạn sức khỏe trầm trọng dẫn tôi đến vừa chuyên gia bệnh tim vừa bác sỹ giải phẫu thần kinh.  Tôi sợ hãi, nản lòng, và bị trầm cảm.  Một sáng kia, một người xa lạ gọi tôi và nói, “Tôi không biết anh, nhưng tôi biết anh đang gặp vấn nạn sức khỏe.  Tôi gọi vì tôi thật cảm giác như God muốn tôi chia sẻ câu này với anh.”  Qua ông đó, God cho tôi lời rhema và nhắc tôi thể nào Ngài đang hành động trong đời tôi.

Câu đó trong 2 Ti-mô-thê 1:7, và đó là câu một số bạn cần ngay lúc này.  Lời God hứa cho bạn là đây: “Vì God không ban cho chúng ta tinh thần sợ hãi và nhút nhát, nhưng quyền năng, yêu thương, và tự chủ” (NLT).

God muốn hành động trong tất cả đời sống chúng ta – đó là logos.  Nhưng Ngài cũng muốn hành động trong đời sống bạn qua lời rhema.  God vẫn làm những phép lạ ngày nay chứ?  Bạn đoan chắc Ngài làm.  Nhưng Ngài làm chúng trong thời điểm Ngài, theo ý chỉ siêu việt Ngài.  Hãy tin God đang hành động trong đời bạn, hãy nhận chắc lời hứa Ngài, và hãy tiến tới với quyền năng Ngài!

THẢO LUẬN
·      Hãy nghĩ về lúc God cho bạn lời rhema – một khao khát hoặc mệnh lệnh làm điều gì đó.  Phản ứng bạn là gì?  Điều gì bạn làm kế đó?
·      Tại sao khó khăn cho bạn chờ đợi thời điểm God?

·      Vấn nạn lớn bạn đang đối diện hôm nay là gì khiến bạn không tiến tới bằng đức tin được?  Hãy cầu nguyện, và xin God cho bạn đức tin để tin cậy quyền năng Ngài để bạn có thể thực hiện bước đức tin.

Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017

ĐỢI, và XEM GOD XÁC NHẬN ĐỨC TIN BẠN


By Rick Warren – Nov 22, 2017

“Đấng Phù Hộ, là Đức Thánh Linh, là Đấng Cha sẽ sai đến nhân danh Ta, sẽ dạy các con mọi điều và khiến các con nhớ tất cả gì Ta đã bảo các con” (Giăng 14:26 GNT).

Tôi nhớ lúc lớn lên với những sách toán cũ có câu trả lời cuối sách.  Tôi có thể tập giải phương trình, tìm đáp số, và rồi trở lại kiểm tra nó cuối sách.  Hoặc khôngĐiều tôi thực sự làm là tìm đáp số và rồi, biết chỗ nào mình phải chấm dứt, cố tìm cách giải phương trình.

Theo cách nào đó, nó cũng tương tự cách lời cầu nguyện vận hành.  God đã cho chúng ta lời hứa rằng Ngài sẽ trả lời.  Vì bạn biết cách nó sẽ chấm dứt, bạn một mình trở lại và đợi giữa lúc tất cả đang được vận hành.  Bạn nói, “Tạ ơn ChúaCon chưa nhận được câu trả lời, nhưng con biết nó đang đến, vì Ngài đã hứa.  Ngài đã cho con lời rhema.  Ngài  đã nói với lòng con, và con biết nó sẽ xảy ra.  Chỉ đơn giản là vấn đề thời điểm của Ngài.”

Sau khi bạn đã hứa nguyện vậy và thực hiện bước đức tin, thường thì God gửi những xác nhận nhỏ trong thời gian chờ đợi của bạn.

Khi tôi chuyển đến California, Kay và tôi cầu nguyện God bày tỏ chúng tôi nơi nào để đi và bắt đầu mở hội thánh mới.  Sau một thời gian, chúng tôi thật sự cảm nhận God đang nói với chúng tôi lời rhema: Hãy đến Saddleback Valley.  Có sự bình an thật sự trong lòng chúng tôi về điều này, và chúng tôi cảm thấy tự tin.  Sau khi chúng tôi quyết định di chuyển, chúng tôi kinh nghiệm đủ loại xác nhận nhỏ.

Tôi viết thư cho một ông chịu trách nhiệm hướng dẫn hội thánh trong vùng này, bảo ổng tôi sắp đến.  Cùng lúc, ổng viết cho tôi một lá thư, yêu cầu tôi đến.  Chúng tôi không biết chi về lá thư lẫn nhau.

Khi tôi đến đây, chúng tôi không biết bất kỳ ai.  Tuy nhiên trong ba tiếng đồng hồ vừa đến, chúng tôi gặp ông đó, người trở thành thành viên đầu tiên của hội thánh chúng tôi.

Chúng tôi đến đây tháng Một năm 1980, và một người hoàn toàn xa lạ gọi tôi một ngày kia, bảo tôi tên ổng, và nói, “Chúng ta chưa hề gặp nhau trước đây, nhưng tôi biết ông đang bắt đầu mở hội thánh mới.  Tôi cảm thấy như God muốn tôi ủng hộ mục vụ ông trong hai tháng đầu với $1.000 mỗi tháng.”

Chúng tôi không cậy vào những điều này xảy ra.  Nhưng chúng tôi công bố lời hứa của God, thực hiện bước đức tin, và tin vào ơn sủng yêu thương của God ban cho chúng tôi sự xác nhận dọc lối.

THẢO LUẬN
·      Điều gì  bạn nghĩ God muốn bạn học trong khi bạn đợi Ngài trả lời cầu nguyện?
·      Thể nào God xác nhận bạn trong kỳ chờ đợi trong đời bạn?

·      Những lời hứa nào từ Lời God mà bạn có thể công bố trong khi bạn đợi Ngài trả lời một lời cầu nguyện?

Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017

GOD CÓ THỂ DÙNG KHAO KHÁT ĐIỀU-KHIỂN-bởi-THÁNH-LINH để HƯỚNG DẪN CHÚNG TA


By Rick Warren – Nov 21, 2017

Chính God hành động trong anh chị em để muốn và làm hoàn thành mục đích Ngài” (Phi-líp 2:13 NIV).

Khi chúng ta muốn sự hướng dẫn của God cho đời mình, chúng ta nên để những khao khát chúng ta thoát ra khỏi đó để chúng ta có thể thẳng thắn nói, “God ôi, con sẵn lòng đi một trong hai lối – bất cứ gì Ngài muốn là con muốn.”

Rồi chúng ta nói, “God ôi, giúp con biết điều Ngài muốn bằng cách cho con khao khát hoặc lối này hoặc lối kia.”  Một số người không muốn làm điều đó, vì họ nghĩ nếu họ khao khát điều gì, thì God phải chống lại nó.  Điều đó không đúng.  God có thể dùng những khao-khát-hướng-dẫn-bởi-Thánh-Linh của chúng ta để hướng dẫn chúng ta.  Thi Thiên 37:7 nói, “Hãy vui mừng trong Chúa, và Ngài sẽ ban cho ngươi những khao khát lòng mình” (NIV).  Nếu bạn thật sự cố gắng làm điều đúng theo cái nhìn của God, thì những khao khát bạn sẽ phù hợp.

Thể nào bạn biết khi nào bạn có những khao khát đúng?  “Nếu bất cứ anh chị em nào thiếu khôn ngoan, anh chị em nên xin God, là Đấng ban cho rộng rãi . . . và điều đó sẽ được ban cho anh chị em” (Gia-1:5 NIV).  Bạn nói, “Chúa ôi, xin ban con loại khao khát đúng để làm điều đúng.”

Khi bạn đang đối diện một quyết định khó, bạn xưng nhận tội mình và ngay thẳng lại với God.  Rồi bạn phó thác quyết định đó cho Chúa và cứ cầu nguyện cho đến khi bạn “gài số 0” chuyện đó.  Bước ba là xin God tiết lộ ý chỉ Ngài bằng cách cho bạn một khao khát: “Chúa ôi, ban cho con khao khát làm điều đúng đó.”  Hãy nhớ: “Chính God hành động trong anh chị em để muốn và làm hoàn thành mục đích Ngài” (Phi-líp 2:13 NIV).

Thể nào bạn biết khao khát đó từ God?  Trắc nghiệm tốt là thời gian.  Bạn có thể nói một khao khát có từ God hay không bằng cách chờ đợi nó một thời gian và cầu nguyện, “God ôi, nếu khao khát này từ Ngài, xin khiến nó mạnh hơn.  Nếu khao khát này không từ Ngài, xin cất nó đi.”  Đó là thỉnh cầu hợp lý – chỉ cần xin God làm điều đó cho bạn!

THẢO LUẬN
·      Vài khao khát nào bạn có mà bạn tin rằng nó từ God?  Điều gì khiến bạn nghĩ nó đúng?
·      Điều gì nghĩa là “gài xe số 0” về một quyết định bạn phải làm?

·      Khi bạn phải quyết định, bạn có từng dành thời gian để xem khao khát đó có mạnh hơn hoặc phai đi không?  Điều gì xảy ra?

Thứ Hai, 20 tháng 11, 2017

HAI BƯỚC QUAN TRỌNG để NHẬN ĐƯỢC LỜI từ GOD


By Rick Warren – Nov 20, 2017


Có lẽ bạn có giờ tĩnh nguyện – là khi bạn một mình với God và đọc Kinh Thánh – rồi một câu bạn đã đọc hàng trăm lần bất ngờ nảy lên cho bạn, và bạn nghĩ, “Tôi chưa bao giờ thấy vậy trước đây!”  Hoặc bất ngờ bạn  thấy một cách mới áp dụng câu đó, và vào cuối ngày, bạn thấy nó y như cái bạn cần cho ngày đó.  Đó là lời rhema.  Thánh Linh God lấy lời tổng quát cho mọi người và áp dụng nó cho bạn theo cách riêng tư và thực tế.

Bạn có muốn biết ý chỉ God hoặc điều phải làm trong một tình huống đặc biệt không?  Có hai bước quan trọng để thực hiện khi bạn tìm kiếm một lời từ God.

1.    Xưng nhận bất cứ tội lỗi nào trong đời  bạn.

Bạn nói, “God ôi, con không muốn bất cứ gì ngăn chặn mối quan hệ chúng ta.  Xin tha thứ tội lỗi con (cụ thể).  Có thái độ xấu nào con mắc phải không?  Có bất cứ gì con đang làm mà Ngài muốn con ngừng làm không?  Có điều gì Ngài từng bảo con khởi sự làm mà con chưa làm không?”  Hãy xưng nhận nó, và sẵn sàng mở đường cho God.  Kinh Thánh nói trong 1 Giăng 1:9a, Nếu chúng ta xưng nhận tội lỗi mình, Ngài là thành tín và công bình sẽ tha thứ tội lỗi chúng ta” (NIV).

2.    Giao phó quyết định đó cho đấng Christ.

Châm Ngôn 3:5-6 nói, “Hãy tin cậy Chúa hết lòng và đừng dựa vào hiểu biết riêng của con; trong mọi đường lối con hãy dâng cho Ngài, và Ngài sẽ khiến đường lối con suông sẻ” (NIV).  Nói cách khác, đừng cố tìm ra cách riêng tự bạnHãy tìm God xin  cho bạn hiểu điều gì đang xảy ra, hoặc điều gì Ngài muốn bạn làm.
Dừng lại và tự mình gài xe số 0 – điều này có lẽ cần một thời gian – và nói, “God ôi, về vấn đề này hoặc quyết định mà con đang đối diện – bất cứ gì Ngài muốn là con muốn.”  Thái độ đó là thái độ mà Chúa Giêsu có trước khi Ngài đến thập tự, khi Ngài trong Vườn Ghết-sê-ma-nê và nói, “Không phải ý con được nên, nhưng ý Ngài được nên.”  Hãy xưng nhận tội lỗi bạn, giao phó quyết định bạn cho Chúa Giêsu, và rồi cầu nguyện cho đến khi bạn có thể theo chân thái độ đấng Christ về tình huống đó.

Và bạn có thể tin cậy rằng God sẽ khiến đường lối bạn suông sẻ.

THẢO LUẬN
·      Tại sao thật quan trọng áp dụng Lời God theo cách riêng tư, như thể nghịch với cách tổng quát?
·      Tại sao thật quan trọng phải cụ thể khi bạn xưng nhận tội lỗi mình?

·      Quyết định nào bạn cần nói, “Không theo ý con nhưng ý Ngài được nên, God ôi”?  Hãy cầu nguyện, và xin God giúp bạn có thái độ giống đấng Christ khi bạn phó thác đường lối bạn cho Ngài.

Chủ Nhật, 19 tháng 11, 2017

THÁNH LINH BIẾN LỜI GOD THÀNH RIÊNG TƯ


By Rick Warren – Nov 19, 2017

Đấng Phù Hộ, là Thánh Linh, mà Cha sẽ sai đến trong danh Ta, sẽ dạy các con mọi điều và khiến các con nhớ tất cả gì Ta đã bảo các con” (Giăng 14:26 GNT).

Để hiểu thể nào lời cầu nguyện hiệu quả, bạn phải hiểu rằng God nói qua hai cách.  Ngài nói tổng quát – Lời God cho mọi người – và đó gọi là logos.  Ngài cũng nói cách riêng tư cho cá nhân qua Lời Ngài, và đó gọi là rhema.  Đó là một cách God trả lời cầu nguyện bạn.

Thể nào God nói với chúng ta cách riêng tư?

Kinh Thánh nói đó chính là trách nhiệm Thánh Linh lấy Kinh Thánh và bày tỏ cho chúng ta thể nào Kinh Thánh áp dụng vào chúng ta cách riêng tư:

“Đấng Phù Hộ, là Thánh Linh, mà Cha sẽ sai đến trong danh Ta, sẽ dạy các con mọi điều và khiến các con nhớ tất cả gì Ta đã bảo các con” (Giăng 14:26 GNT).

“Nhưng khi Ngài, là Thần chân lý, đến, và Ngài sẽ hướng dẫn các con vào mọi chân lý” (Giăng 16:13a NIV).

Trong hai câu này, Chúa Giêsu nói Thánh Linh làm ba điều trong đời chúng ta: Ngài dạy chúng ta, nhắc chúng ta, và hướng dẫn chúng ta.  Nói cách khác, Ngài lấy lời logos và biến nó thành lời rhema.  Đó gọi là soi sáng, và đó là trách nhiệm Ngài.

Không có gì huyền bí về điều tôi đang diễn tả.  Nó xảy ra luôn.  Nó xảy ra cho bạnCó bao giờ bạn đang trong buổi thờ phượng khi mục sư đang nói, và thình lình bạn cảm thấy như ông đang nói trực tiếp với bạn?  Bạn tự hỏi, “Sao ông đó biết mình đã gặp vấn đề này?  Sao ổng biết chính xách điều mình cần ngay giờ này?”  God lấy lời tổng quát cho mọi người và khiến nó áp dụng đặc biệt vào bạn.  Ngài cho bạn lời rhema.

Có bao giờ bạn từng nói chuyện với một người bạn hoặc hàng xóm về vấn đề cá nhân và nghĩ, “Mình tự hỏi điều gì mình nên nói bây giờ,” và thình lình, một câu Kinh Thánh nảy ra trong trí bạn – vào đúng lúc và y như điều bạn cần nói?  Thể nào điều đó xảy ra?  God đã cho bạn lời rhema.  Thánh Linh cho bạn một lời đặc biệt, vào một lúc đặc biệt, trong một tình huống đặc biệt.

Đó là cách God hành động trong đời sống chúng ta.  Thánh Linh lấy Lời God và chỉ cho chúng ta cách lời đó áp dụng vào chúng ta.  Bạn có thể nói Ngài khiến Lời God thành hiện thực trong đời sống chúng ta.

Một trong những kết quả God cung cấp cho bạn lời rhema đó là nó gây dựng đức tin khổng lồ trong đời bạn.  Nó luôn sanh ra đức tin.  Sứ đồ Phao-lô nói đức tin đó đến bởi nghe lời rhema của God, khiến sanh ra đời sống cầu nguyện quyền năng và hiệu quả như bạn thấy Lời God hành động trong đời bạn.

THẢO LUẬN
·      Hãy tả lúc God đã ban cho bạn lời rhema.
·      Bạn có thể cho biết bạn chào đón hay kháng cự hành động Thánh Linh trong đời bạn?  Giải thích tại sao?

·      Thể nào đức tin sanh ra đời sống cầu nguyện hiệu quả hơn?

Thứ Bảy, 18 tháng 11, 2017

BẠN ĐÃ THỎA ĐÁP ĐIỀU KIỆN CĂN BẢN để LỜI CẦU NGUYỆN ĐƯỢC NHẬM CHƯA?


By Rick Warren – Nov 18, 2017

“Bạn mến, nếu lòng chúng ta không cáo trách chúng ta, thì chúng ta vững lòng trước mặt God và nhận từ Ngài bất cứ gì chúng ta xin, vì chúng ta giữ những mạng lệnh Ngài và làm điều vui lòng Ngài.  Và đây là mạnh lệnh Ngài: tin vào danh Con Ngài, là Chúa Giêsu Christ, và yêu thương lẫn nhau như Ngài đã ra lệnh chúng ta” (1 Giăng 3:21-23 NIV).

Kinh Thánh nói God đã đặt ra năm điều kiện cho lời cầu nguyện được nhậm: bạn có quan hệ ngay thẳng với God, bạn không ấp ủ lòng không tha thứ ai đó, bạn sẵn lòng chia sẻ những gặt hái cho người khác, bạn xin God trong đức tin, và bạn cầu nguyện trong danh Chúa Giêsu.

Bạn có bỏ qua những điều kiện này không?

Có lẽ bạn từng có ác cảm.  Có lẽ bạn từng nuôi dưỡng hận thù và bạn từng cho phép cay đắng chồng chất trong đời  bạn.

Có lẽ bạn từng từ khước thừa nhận điều sai trong đời bạn.  Bạn biết nó có đó, nhưng bạn không muốn đến God và nói, “Ngài đúng, God ơi; điều đó sai.  Con xin thừa nhận nó.”

Có lẽ bạn từng cầu nguyện, nhưng bạn chưa từng thực mong đợi God trả lời.  Nếu bạn không mong God trả lời, bạn chỉ phí thời giờ bạn.  Hoặc có lẽ bạn chưa từng gắn chặt trong Lời God và tăng trưởng trong đức tin.

Có lẽ bạn chưa từng sẵn lòng chia sẻ những phước hạnh của God cho người khác.  Bạn lưỡng lự dâng lại God phần trăm tất cả những thứ Ngài đã ban phước cho bạn.

Còn về cầu nguyện trong danh Chúa Giêsu thì sao?

Bạn không thể cầu nguyện trong danh Chúa Giêsu trừ khi bạn biết Ngài là Chúa và Đấng Cứu Rỗi bạn.  Câu hỏi quan trọng nhất là, “Bạn có quan hệ ngay thẳng với God không?”  Tôi không nói về thành viên trong hội thánh hoặc chuyện tôn giáo.  Tôi đang nói về mối quan hệ, nơi bạn biết God cách cá nhân.  Bạn có thể bắt đầu mối quan hệ với Ngài hôm nay.

Rồi, bạn có thể cầu nguyện: “God ôi, con chưa thỏa đáp một hoặc hơn những điều kiện này, và bây giờ con hiểu tại sao con thấy quá ít kết quả trong đời sống cầu nguyện của con.  Hôm nay con muốn tái tận hiến đời con cho việc tha thứ và đại lượng, cho việc sẵn lòng chia sẻ và dâng lại Ngài cái Ngài đã ban cho con.  Con muốn tin trong đức tin.  Chúa ôi, tạ ơn Ngài cho Kinh Thánh – thể nào nó giúp con và quá thực tế và hợp lý cho đời con.  Khi con thỏa đáp những điều kiện mà Ngài đặt ra cho con, con có thể thấy kết quả lớn trong đời con.  Tạ ơn Ngài rằng cầu nguyện không phải là điều huyền bí lớn nhưng chỉ đơn giản là đàm thoại với Ngài.  Tạ ơn Ngài về đặc ân cầu nguyện đó.  Trong danh Chúa Giêsu.  A-men.”


Nếu bạn đã cầu nguyện lời cầu nguyện trên, vui lòng viết và cho tôi biết tại Rick@PastorRick.comNếu bạn quyết định hôm nay đi theo Chúa Giêsu, tôi muốn gửi bạn vài tài liệu để bạn bắt đầu hành trình với Ngài.

Thứ Sáu, 17 tháng 11, 2017

TẠI SAO CHÚNG TA CẦU NGUYỆN trong DANH CHÚA GIÊSU?


By Rick Warren – Nov 17, 2017

Và Ta sẽ làm bất cứ gì các con xin trong danh Ta, để Cha có thể được vinh hiển trong Con.  Các con có thể xin Ta bất cứ gì trong danh Ta, và Ta sẽ ban cho” (Giăng 14:13, 14 NIV).

Kinh Thánh nói, “Và Ta sẽ làm bất cứ gì các con xin trong danh Ta, để Cha có thể được vinh hiển trong Con.  Các con có thể xin Ta bất cứ gì trong danh Ta, và Ta sẽ ban cho” (Giăng 14:13, 14 NIV).  God muốn trả lời những lời cầu nguyện của bạn, nhưng Ngài cũng muốn bạn xin trong danh Chúa Giêsu.

Điều gì đặc biệt về danh Giêsu?  Thành thật nói, thời gian dài, tôi không biết.  Tôi đã nghe mọi người dứt cầu nguyện bằng, “Trong danh Chúa Giêsu.  A-men.”  Tôi nghĩ có lẽ đó là dấu báo cầu nguyện sắp xong, như dấu báo dứt tâm linh – “10-4, bạn tốt” – hoặc theo cách một phát ngôn viên rất giỏi đài tin 20th Century ông Walter Cronife chấm dứt tất cả bản tin bằng cách nói, “Và đó là cách sự việc như thế.”

Một số người nghĩ “trong danh Chúa Giêsu” là loại mật mã huyền bí mở lối bạn đến God: “Đây là tất cả thỉnh cầu của tôi.  Sẵn đây – mật mã: ‘Trong danh Chúa Giêsu.’”

Trời đất ơi điều này có nghĩa gì khi cầu nguyện “trong danh Chúa Giêsu”?

Tôi có nghe câu chuyện minh họa rõ điều này.  Một mục sư đưa con trai nhỏ và khoảng 14 đứa bạn con trai ông đến tiệc sinh nhật tại một lễ hội, nơi ông mua một cuộn vé.  Ông đứng ngay cổng vào mỗi trò xe trượt, và khi đám nhỏ đến – con trai ông và 14 đứa bạn – ông cho mỗi đứa một vé.  Lúc nào đó trong ngày, ông nhìn lên và thấy một bé mà ông chưa từng thấy trong đời đưa tay ra, xin một vé.  Ông hỏi bé, “Cháu có trong đám tiệc con trai bác không?”  Không.  “Tại sao bác phải cho cháu vé?”  Bé trai xoay người và chỉ về con trai ông và nói, “Con trai bác nói bác sẽ cho cháu một vé.”  Thế nên, ổng cho bé một vé.

Điểm chính là: Tôi không có quyền gì nhận được trả lời từ God cho lời cầu nguyện.  Tôi nợ Ngài rất nhiều, nhưng Ngài không nợ gì tôi.  Nhưng khi tôi đến và xin God, tôi không xin dựa vào chiến công tôi.  Tôi đến dựa vào chiến công của đấng Christ.  Tôi chỉ nói, “Cha ơi, con đến Ngài vì Con Ngài nói vậy.  Con đến vì những gì Chúa Giêsu Christ đã làm cho con trên thập giá.  Con ấy đã hứa rằng con có thể xin trong danh Con ấy, đó là điều con đang làm đây.”

Tôi không nghĩ cần phải nói “trong danh Chúa Giêsu” lúc cuối mỗi lời cầu nguyện nếu bạn có thái độ đúng đắn, nhưng tôi nghĩ đó là ý tốt.  Tại sao?  Vì nó nhắc bạn tại sao bạn có quyền cầu nguyện – vì Chúa Giêsu là đấng trung bảo và đã dọn đường cho God nghe và trả lời cầu nguyện bạn.

THẢO LUẬN
·      Hãy tập tuần này nói một cách có ý thức “trong danh Chúa Giêsu” lúc bạn cầu nguyện.  Khác biệt gì bạn thấy điều đó tạo ra trong lời cầu nguyện bạn?
·      Thể nào lời cầu nguyện bạn thay đổi nếu bạn ý thức rằng bạn đến với Cha qua chiến công của đấng Christ?



Thứ Năm, 16 tháng 11, 2017

LOẠI CẦU NGUYỆN GOD TRẢ LỜI


By Rick Warren – Nov 16, 2017

“Theo đức tin con thì điều đó được làm cho con” (Ma-thi-ơ 9:29b NIV).

Chỉ có một loại cầu nguyện God trả lời: cầu nguyện của đức tin.  Ma-thi-ơ 9:29b nói, “Theo đức tin con thì điều đó được làm cho con” (Ma-thi-ơ 9:29b NIV).  Chúng ta thấy quá ít trong đời mình vì chúng ta mong quá ít trong đời mình.

Đức tin là gì?  Bạn có lẽ nói, “Tôi tin God có khả năng làm điều đó!”  Nhưng đó không phải là đức tin; đó chỉ là sự kiện.  God có khả năng làm điều đó dù bạn có tin hay không.  “Tôi tin God có thể làm điều đó” cũng không phải là đức tin.  Đó là hy vọng.  “Tôi tin God sẽ làm điều đó” – đó là đức tin. 

Một số người đang cầu nguyện về những mục tiêu tâm linh, tài chánh, và sức khỏe họ, và họ nghĩ vì học xin điều tốt họ muốn, God sẽ trả lời lời cầu nguyện họ.  Nhưng ao ước không phải là đức tin.  Nó có thể dẫn đến đức tin, nhưng nó không phải là đức tin.

Nếu tôi lấy một hạt giống và trồng trong đất và trong vài tháng, nó nảy sinh và tôi có cây cà chua từ nó, đó có phải là phép lạ không?  Không.  Tôi chỉ đơn giản hợp tác với luật vũ trụ của God, và nó xảy ra.  Khi tôi cầu nguyện, tin và theo những điều kiện bày ra trong Kinh Thánh, và God trả lời, đó có phải là phép lạ không?  Không.  Đó chỉ đơn giản là hợp với luật vũ trụ của đời sống mà God đã thiết định.

Kinh Thánh nói, “theo như đức tin con,” không theo như khả năng con, học vấn con, hoặc con là người tốt như thể nào.  Nếu bạn thỏa đáp những điều kiện Kinh Thánh – bạn có mối quan hệ ngay thẳng với God, bạn tha thứ người khác, bạn sẵn lòng chia sẻ thành quả với người khác, và bạn xin God trong đức tin – bạn có mọi quyền mong God trả lời những lời cầu nguyện bạn.

THẢO LUẬN
·      Điều gì bạn muốn nói với God trong lời cầu nguyện của đức tin?
·      Thể nào ao ước dẫn đến đức tin?
·      Tại sao God muốn bạn cầu nguyện trong đức tin?



Thứ Tư, 15 tháng 11, 2017

TẠI SAO BẠN CẦU NGUYỆN QUAN TRỌNG HƠN ĐIỀU BẠN CẦU NGUYỆN


By Rick Warren – Nov 15, 2017


Nếu bạn mong God ban phước đời bạn, bạn phải sẵn lòng ban phước đời sống người khác với cùng những lợi lộc God đã ban cho bạn.  Một trong những điều kiện cho lời cầu nguyện được nhậm là sẵn lòng giúp người kém may mắn hơn với những phước mà chúng ta được ban cho.

Châm Ngôn 21:13 nói, “Ai bịt tai trước tiếng kêu khóc người nghèo cũng sẽ kêu khóc và không được trả lời” (NIV).  God nói nếu chúng ta bỏ lờ người trong khó khăn rõ ràng quanh ta, chúng ta lấy quyền gì mà mong Ngài chuộc chúng ta ra?

God muốn chúng ta giống Ngài, và God là tình yêu thương.  Một trong những cách chúng ta chứng minh chúng ta yêu thương là chúng ta sẵn lòng rộng lượng với người khác.  Nguyên tắc phục vụ được lập lại qua Kinh Thánh: God ban phước chúng ta để chúng ta có thể là nguồn phước cho người khác.

Ví dụ, chúng ta xin God cho sức khỏe, nhưng chúng ta sẽ làm gì với thân thể lành mạnh sau khi chúng ta được nó?  Phải chăng chúng ta chỉ cầu nguyện giúp chính mình, hay chúng ta cầu nguyện để chúng ta có thể giúp người khác nữa?  Khi chúng ta xin God ban phước việc kinh doanh hoặc sự nghiệp mình, chúng ta có sẵn lòng dâng lại một phần những gì God đã ban phước chúng ta không? 

Kinh Thánh nói trong Gia-cơ 4:3, “Khi anh chị em xin, anh chị em không được, vì anh chị em xin với động lực sai, để anh chị em dùng điều anh chị em nhận được cho thú vui mình” (Gia-cơ 4:3 NIV).  Động lực thật quan trọng trong cầu nguyện.  Tại sao bạn cầu nguyện quan trọng hơn điều gì bạn cầu nguyện.

Có thể nào cầu nguyện cho điều đúng với động lực sai không?  Chắc chắn có.  Tôi không nói bạn không được cầu nguyện cho những nhu cầu cá nhân mình.  Chúa Giêsu nói cầu nguyện, “Xin ban cho chúng con đồ ăn hàng ngày.”  Trong Mác 11, Ngài nói bạn có thể thậm chí xin điều mình ao ước.  Nhưng bạn phải kiểm tra động lực bạn.  Bạn có sẵn lòng chia sẻ những phước bạn với người khác, hay là bạn dồn tất cả cho chính mình?

God không thú vị trong việc chỉ thỏa mãn sự ích kỷ của chúng ta.  Những điều kiện của cầu nguyện là mối quan hệ ngay thẳng với God, thái độ tha thứ với người khác, và sẵn lòng chia sẻ những phước God với người khác.  God yêu chúng ta và vì thế Ngài đang dạy chúng ta thể nào cầu nguyện theo cách hiệu quả.

THẢO LUẬN
·      Thể nào God đã ban phước bạn?  Thể nào bạn có thể chia sẻ những phước đó với người khác?
·      Trong giờ tĩnh nguyện kế của bạn, hãy suy nghĩ về động lực khi bạn cầu nguyện.  Bạn có sẵn lòng chia sẻ với người khác điều bạn đang xin God không?





Thứ Ba, 14 tháng 11, 2017

QUAN HỆ của BẠN CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG LỜI CẦU NGUYỆN của BẠN


By Rick Warren – Nov 14, 2017


Không gì cản trở lời cầu nguyện bạn nhanh hơn là giận hờn.  Khi bạn giữ mối ác cảm, khi bạn nuôi dưỡng cảm giác xấu, khi bạn cho phép cay đắng tăng trưởng trong đời bạn, nó khiến lời cầu nguyện bạn vô hiệu quả.

Kinh Thánh nói, “Vì thế Ta bảo các con, bất cứ gì các con xin trong lúc cầu nguyện, hãy tin rằng con đã nhận được nó, và nó sẽ là của con.  Và khi con đứng cầu nguyện, nếu con còn giữ điều gì nghịch ai đó, hãy tha thứ họ, để Cha các con trên trời có lẽ tha thứ tội lỗi các con” (Mác 11:24-25 NIV).

Một trong những nơi giận hờn xây lên dễ nhất là trong gia đình.  Cay đắng và giận hờn là những từng trải phổ biến trong quan hệ gia đình.  Ví dụ, Sứ Đồ Phi-e-rơ  nói, “Hỡi người chồng, cũng y cách đó mà anh em sống với vợ mình, và đối xử họ cách tôn trọng . . . để không gì cản trở lời cầu nguyện của anh em” (1 Phi-e-rơ 3:7 NIV).

Kinh Thánh nói cách bạn đối xử người phối ngẫu bạn sẽ ảnh hưởng đời sống cầu nguyện bạnVề thực tế, khi Kinh Thánh liệt kê tiêu chuẩn của mục sư và chấp sự, một trong đó là ông ấy phải có đời sống gia đình hạnh phúc, bình an.  Tại sao?  Vì nếu có căng thẳng ở nhà, lời cầu nguyện của những người lãnh đạo hội thánh sẽ hoàn toàn vô hiệu quả, theo Kinh Thánh.

Đôi khi có điều gì đó tôi thật muốn nói với Chúa trong cầu nguyện, và tôi vừa gây gỗ với vợ tôi, Kay.  Tôi biết tôi phải hòa lại với Kay trước khi God nghe lời cầu nguyện đó.

Có vài lời cầu nguyện nào của bạn chưa được trả lời không?  Hãy nhìn vào quan hệ bạn, và xem chỗ nào sự hòa hợp cần được phục hồi để lời cầu nguyện bạn hiệu quả.

THẢO LUẬN
·      Thể nào giận hờn có thể ảnh hưởng quan hệ bạn?

·      Tại sao bạn nghĩ God rất đặt nặng việc quan hệ cần tôn trọng, lành mạnh.

Thứ Hai, 13 tháng 11, 2017

BA CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ QUAN HỆ BẠN với GOD


By Rick Warren – Nov 13, 2017

Nếu các con ở trong Ta và những lời Ta trong các con, hãy xin bất cứ gì mình muốn, và điều đó sẽ được bạn cho con” (Giăng 15:7 NIV).

God có hứa trả lời lời cầu nguyện của mọi người không?

Giăng 15:7 nói, “Nếu các con ở trong Ta và những lời Ta trong các con, hãy xin bất cứ gì mình muốn, và điều đó sẽ được bạn cho con” (NIV).  Thật là lời hứa tuyệt đẹp.  Nhưng trong Kinh Thánh, mỗi lời hứa đều có tiền đề.  God hứa cho chúng ta điều chúng ta xin – nếu chúng ta có quan hệ ngay thẳng với Ngài.

Có ba câu hỏi bạn cần hỏi để lượng giá xem bạn có quan hệ ngay thẳng với God không.

1.    Tôi có từ khước nhận điều tôi đã làm sai trong quá khứ không?  Khi chúng ta theo lối riêng mình, quan hệ chúng ta với God bị tan vỡ.  Chúng ta cong vẹo khi chúng ta cố sống hai đời sống cùng lúc – một cho God và khác kia cho chính mình.  Vậy, điều gì chúng ta cần làm?  “Nếu chúng ta nói mình không có tội chi hết, chúng ta lừa dối mình và sự thật không trong chúng ta.  Nếu chúng ta xưng tội mình, Ngài là thành tín và công bình sẽ tha tội chúng ta và thanh tẩy chúng ta khỏi tất cả điều bất xứng” (1 Giăng 1:8-9 NIV).  Xưng tội chỉ đơn giản là thẳng thắn với God và nói, “God,, Ngài đúng.  Con sai.  Xin tha thứ con.”

2.    Tôi có bỏ lờ những nguyên tắc God không?  Khi tôi biết tôi đang bám điều God muốn tôi bỏ, điều đó phá vỡ nối kết với Ngài.  Kinh Thánh nói, “Bạn mến, nếu lòng chúng ta không kết án chúng ta, chúng ta tin chắc trước God và nhận từ Ngài bất cứ gì chúng ta xin, vì chúng ta giữ mạng lệnh Ngài và làm điều vui lòng Ngài.  Và đây là mạng lệnh Ngài: tin danh Con Ngài, là Chúa Giêsu Christ, và yêu thương lẫn nhau như Ngài ra lệnh chúng ta” (1 Giăng 3:21-23 NIV).  Bạn nói, “Cách nào tôi giữ tất cả mạng lệnh Ngài?  Không ai toàn hảo!”  Nhưng God không đòi hỏi toàn hảo.  Ngài muốn chúng ta theo Ngài trong đức tin.

3.    Tôi có thật muốn ý chỉ God cho đời tôi không?  Kinh Thánh nói trong 1 Giăng 5:14-15, Đây là điều chắc chắn chúng ta có khi đến God: rằng nếu chúng ta xin bất cứ gì theo ý Ngài, Ngài nghe chúng ta.  Và nếu chúng ta biết rằng Ngài nghe chúng ta – bất cứ gì chúng ta xin – chúng ta biết rằng chúng ta nhận điều chúng ta xin Ngài” (NIV).  Khi chúng ta xin theo ý God, khi đó chúng ta tin chắc trong cầu nguyện, và chúng ta biết Ngài sẽ trả lời.

Nhiều người dạo quanh nói, “God, đó có phải ý Ngài khi con xin điều này không?” về mọi điều vặt.  Vấn đề thật không phải là, “God, ý Ngài là gì về hoàn cảnh đặc biệt này?”  Vấn đề thật là, “Đời tôi có hòa hợp với God không?”  Nếu có, thì những khao khát của tôi sẽ hòa hợp với ý chỉ Ngài.

God cho chúng ta Kinh Thánh để chúng ta có thể biết Ngài và sống theo ý Ngài.  Và đó là nguồn khích lệ.  Kinh Thánh cho thấy Ngài muốn chúng ta thành công trong việc làm những điều Ngài yêu cầu chúng ta làm.

THẢO LUẬN
·      Kinh nghiệm gì bạn có khi bạn từng vâng phục God?  Lý do gì bạn biện hộ cho sự bất tuân của bạn?
·      Điều gì trông như bất hòa với God?
·      Thể nào lời cầu nguyện của bạn thay đổi nếu bạn có thể cầu nguyện với sự tin chắc?

http://pastorrick.com/devotional/english/full-post/three-questions-to-evaluate-your-relationship-with-god