Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

NĂM BƯỚC ĐẦU để TẠO CUỘC ĐỜI BIẾT YÊU THƯƠNG


By Rick Warren – July 31, 2017

“Hãy đồng hành với Ngài và học sống yêu thương.  Hãy xem thể nào đấng Christ yêu chúng ta.  Tình yêu của Ngài không thận trọng nhưng quá mức.  Ngài không yêu để lấy điều gì từ chúng ta nhưng để ban mọi thứ của chính Ngài cho chúng ta.  Hãy yêu như thế” (Ê-phê-sô 5:2 The Message).

Tôi đã ở trần thế này một thời gian đến nay, và tôi vẫn tin chắc nhờ God rằng tôi yêu thương quá ít và rất nhiều lần tôi là người không yêu thương.  Nhưng thực ra, tất cả chúng ta cần hành động trong lĩnh vực này.  Tất cả chúng ta có nhiều điều tăng trưởng phải làm khi chúng ta trưởng thành trong tình yêu của God.

Vậy thể nào bạn xây cuộc đời thực sự yêu thương sâu sắc?  Đó là câu hỏi thâm thúy, và bạn sẽ dùng cuộc đời còn lại của bạn cố gắng làm nó.  Nhưng tôi có thể cho bạn một số bước để bạn thoát tảng đá cản đầu tiên – năm điều bạn có thể làm tuần này sẽ giúp bạn tiến bước trên đường trở nên người thực sự vĩ đại trong yêu thương.

1.    Học cách yêu thương chín chắn hành động và đáp ứng.

Thay đổi bản thân luôn bắt đầu với thay đổi cái nhìn.  Bạn cần có cái nhìn của God về điều gì là yêu thương thực sự, vì thế giới không biết gì về yêu thương sâu sắc thật.  Bạn làm điều đó bằng cách dùng Lời God.

2.  Bắt đầu ngày bạn với lời nhắc về yêu thương.

Mười phút đầu tiên trong ngày tạo toàn thể tâm trạng cho cả ngày còn lại.  Hãy quyết định thức dậy sáng và nói, “God ôi, xin giúp con nhớ rằng điều quan trọng nhất là yêu Ngài và người khác.  Nếu con không làm được bất cứ gì khác hôm nay ngoài yêu Ngài và những người mà Ngài đặt cạnh con nhiều hơn, đây không phải là một ngày phí phạm.”

3.    Thuộc lòng điều God nói về yêu thương.
Lời God đầy chân lý và nguyên tắc về cách trở nên người yêu thương.  Vấn đề là, khi bạn trong một tình huống mà bạn bị cám dỗ không yêu thương, Kinh Thánh bạn thường ở nhà trên kệ.  Đó là lý do bạn cần thuộc lòng Kinh Thánh – để God có thể đem những câu Kinh Thánh đến tâm trí khi bạn cần chúng nhất.

4.    Tập hành động theo những cách yêu thương, vô vị kỷ.

Yêu thương giống bắp thịt.  Bạn càng dùng nó nhiều, nó càng phát triển nhiều.  Nếu bạn muốn trở nên người yêu thương thật, bạn phải chủ tâm làm gi đó dường như kỳ cục lúc đầu.  Nhưng bạn càng tập, nó càng trở nên bản chất thứ hai, và bạn trở nên người yêu thương vượt trội.


5.    Nhận nâng đỡ từ người yêu thương.

Nếu bạn chỉ ngồi trong phòng bạn và đọc sách, bạn sẽ không tiến xa trong việc học cách yêu thương.  Bạn chỉ học nó quan nối kết với người khác, trong bối cảnh cộng đồng.  Đó là một trong những lý do tại sao nhóm nhỏ quan trọng thể nàoNó đặt bạn vào những tình huống nơi bạn có thể tăng trưởng khi bạn thấy yêu thương thánh làm gương cho bạn và khi bạn tập phục vụ người khác trong cách yêu thương, vô vị kỷ.

Bạn không bao giờ học yêu thương bằng cách chỉ ngồi và nghe.  Bạn học nó trong quan hệ với người khác.

THẢO LUẬN
·      Điều gì bạn có thể thay đổi về thời khóa biểu bạn để bạn có thể dâng God phần tốt nhất trong ngày của bạn và bắt đầu ngày bạn bằng Lời God?
·      Hãy nghĩ lại những cách bạn đã học tốt nhất trong trường.  Thể nào bạn có thể áp dụng vài nguyên tắc giống vậy vào cách bạn học thuộc lòng Kinh Thánh?
·      Ai trong đời bạn làm gương về đời sống yêu thương?  Cách cụ thể nào họ yêu God và người khác thật tốt?


Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2017

SỐNG LÀ QUAN HỆ, KHÔNG LÀ THÀNH TÍCH


By Rick Warren – July 29, 2017

Nếu anh chị em là người theo Chúa Giêsu Christ . . . tất cả gì quan trọng là đức tin khiến anh chị em yêu thương người khác” (Ga-la-ti 5:6 CEV).

Chúng ta đã học hôm qua rằng Kinh Thánh rất rõ ràng về điều gì thực sự quan trọng trong đời: “Nếu anh chị em là người theo Chúa Giêsu Christ . . . tất cả gì quan trọng là đức tin khiến anh chị em yêu thương người khác” (Ga-la-ti 5:6 CEV). 

Nếu bạn không sống cuộc đời yêu thương, thì không gì bạn nói sẽ còn quan trọng, không gì bạn biết sẽ còn quan trọng, không gì bạn tin sẽ còn quan trọng, và không gì bạn cho sẽ còn quan trọng.

Cuối cùng, nếu bạn không sống cuộc đời yêu thương, không gì bạn hoàn thành sẽ còn quan trọng.

Kinh Thánh cũng nói trong 1 Cô-rinh-tô 13:3, Bất kể gì tôi nói, gì tôi tin, và gì tôi làm, tôi khánh tận nếu không yêu thương” (The Message).  Bạn có thể chồng chất bảng kê thật kỳ diệu những thành tích cá nhân bạn.  Bạn có thể có hình bạn trên bìa tạp chí Fortune.  Bạn có thể đoạt giải Nobel Hòa Bình.  Bạn có thể có những thành tích khổng lồ, là nhà kinh doanh trong năm, xây một công ty bạc tỷ, có những thành công vĩ đại đáng nể trong lĩnh vực chuyên môn.  Nhưng Kinh Thánh nói nó không giá trị nhiều nếu bạn không yêu thương.  Kinh Thánh nói – God nói – những mối quan hệ quan trọng hơn những thành tích.

Sống là quan hệ, không là thành tích.

Đơn giản là vầy: Bạn có thể có tài hùng biện của một nhà hùng biện, có kiến thức của một thiên tài, có đức tin của người làm phép lạ, có lòng rộng rãi của một nhà từ thiện, hoặc có thành tích của một siêu sao, nhưng nếu bạn không có tình yêu thương trong lòng bạn, giá trị chỉ là zero.  Không tính.  Điều duy nhất quan trọng với God là điều này: Bạn có yêu God, và yêu người khác không?

Ngày đến bạn sẽ chết, và bạn sẽ đứng trước God.  Khi Ngài đánh giá đời bạn, Ngài sẽ không nhìn vào ngân khoản bạn hoặc bảng kê những thành tích hoặc điểm học bạn.  Ngài sẽ không để ý về tất cả những cúp thể thao bạn.  Ngài sẽ không nhìn vào những lời tán thành bạn hoặc lai lịch bạn.

God sẽ đánh giá đời bạn dựa vào một nền tảng: những quan hệ của bạn.  Ngài sẽ hỏi, “Nhiều bao nhiêu con đã yêu Ta và người khác?”  Đó gọi là Đại Mạng Lệnh.  Bạn cỏ yêu God hết lòng, và bạn có yêu người lân cận như chính bạn không?

Đó là lý do Phao-lô dạy chúng ta rằng điều quan trọng nhất là đức tin của chúng ta được bày tỏ qua yêu thương (xem Ga-la-ti 5:6).

THẢO LUẬN
·      Nếu bạn chết và đứng trước God hôm nay, thể nào Ngài nói bạn đã yêu Ngài và yêu người khác?
·      Những cơ hội nào God đã cho bạn trong công việc bạn để yêu người quanh bạn?

·      Tại sao bạn nghĩ God muốn chúng ta dùng đời sống chúng ta học cách tốt hơn yêu Ngài và người khác?

Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2017

KHÔNG GÌ GIÁ TRỊ NẾU KHÔNG YÊU THƯƠNG


Rick Warren – July 28, 2017

Nếu anh chị em là người theo Chúa Giêsu Christ . . . tất cả gì quan trọng là đức tin khiến anh chị em yêu thương người khác” (Ga-la-ti 5:6 CEV).

Bạn có từng tự hỏi điều gì quan trọng đối với God?  Kinh Thánh nói cho chúng ta trong Ga-la-ti 5:6: “Nếu anh chị em là người theo Chúa Giêsu Christ . . . tất cả gì quan trọng là đức tin khiến anh chị em yêu thương người khác” (CEV).  God nói điều quan trọng trong đời bạn không phải là sự hoàn thành của bạn hoặc thành đạt của bạn hoặc danh tiếng bạn hoặc tài sản bạn.  Điều khác quan trọng là có đức tin khiến bạn yêu thương người khác.  Nếu bạn bỏ lỡ điều đó, bạn đã bỏ lỡ điều quan trọng nhất trong đời.

Trong vài ngày kế, chúng ta sẽ nhìn vào chương nổi tiếng nhất trong Kinh Thánh về yêu thương, 1 Cô-rinh-tô 13.  Khi diễn giả muốn bạn chú ý và muốn bạn nhớ điều gì đó, họ dùng sự lặp lại.  Họ nói điều gì đó nhiều lần.  Trong vài câu đầu tiên phân đoạn này, Phao-lô nói cùng một điều năm cách khác nhau: Điều quan trọng nhất trong đời là yêu thương.

Đây là bốn lý do đầu tiên tại sao:

1.    Nếu bạn không sống đời yêu thương, thì không gì bạn nói sẽ còn quan trọng.

“Nếu tôi nói được tất cả ngôn ngữ của trần thế và của thiên sứ, nhưng không yêu thương người khác, tôi chỉ như chiêng chảo ồn ào hoặc phèng la lanh lảnh”  (1 Cô-rinh-tô 13:1 NLT).

Chúng ta thực sự ấn tượng với diễn giả giỏi.  Chúng ta yêu hùng biện và tính thu hút.  Nhưng God nói, “Ta không cần truyền đạt giỏi thể nào con có.  Con có sống cuộc đời yêu thương không?”  Nếu bạn không, thì không gì bạn nói sẽ còn quan trọng.  Lời nói không yêu thương chỉ là tiếng ồn.

2.    Nếu bạn không sống đời yêu thương, không gì bạn biết sẽ còn quan trọng.

“Nếu tôi có ân tứ tiên tri.  Tôi có hiểu biết tất cả những điều bí mật của God và có tất cả kiến thức . . . Nhưng ngay cả có những điều này, nếu tôi không có tình yêu thương, thì tôi không là gì” (1 Cô-rinh-tô 13:2 NV).

Chúng ta sống trong một thế giới nơi mà kiến thức bùng nổ.  Chúng ta thông minh hơn chúng ta từng có.  Nhưng chúng ta vẫn có cùng những vấn nạn: tội ác, lạm dụng, thành kiến, bạo lực.  Tại sao?  Vì thế giới không cần thêm kiến thức.  Nó cần thêm yêu thương.  Bạn có thể là một thiên tài.  Nhưng God nói nếu bạn không có yêu thương trong đời bạn, tất cả điều bạn biết là vô giá trị.

3.    Nếu bạn không sống cuộc đời yêu thương, không gì bạn tin sẽ còn quan trọng.

Kinh Thánh nói, “Thậm chí tôi có ân tứ về đức tin để tôi có thể nói với núi và khiến nó di chuyển, tôi vẫn vô giá trị nếu không yêu thương” (1 Cô-rinh-tô 13:2b TLB).  Có điều hoang tưởng là người theo đấng Christ chỉ cần tin một số chân lý.  Không gì xa rời chân lý hơn vậy!  Việc theo đấng Christ là việc sống đời sống yêu thương.  Đó là cái cần hơn cả niềm tin để làm vui lòng God.

4.     Nếu bạn không sống cuộc đời yêu thương, không gì bạn cho sẽ còn quan trọng.

Câu kế nói, “Nếu tôi ban mọi thứ tôi có cho người nghèo hoặc thậm chí hy sinh thân thể tôi, tôi có thể khoe điều đó; nhưng nếu tôi không yêu thương người khác, tôi sẽ chẳng được gì” (1 Cô-rinh-tô 13:3 NLT).

Tình yêu thương luôn là động lực việc ban cho.  Một số người ban cho chỉ để lấy lại hoặc thoát mặc cảm tội lỗi hoặc để khống chế hoặc thanh danh.  Bạn có thể ban cho vì nhiều động lực sai, nhưng Kinh Thánh nói nếu bạn không làm nó vì yêu thương, không điều ban cho nào của bạn đáng kể.

Kinh Thánh rất rõ ràng về điều xảy ra khi bạn không sống cuộc đời yêu thương.  Ngày mai chúng ta sẽ nhìn vào lý do cuối cùng tại sao bạn cần tập trung vào đức tin khiến bạn yêu thương người khác.


THẢO LUẬN

·      Điều gì thúc đẩy bạn ban cho?
·      Nếu một người bạn diễn tả bạn, điều gì họ sẽ nói về cách bạn bày tỏ yêu thương với người khác?

·      Kinh Thánh nói, “Điều duy nhất đáng kể là đức tin bày tỏ tự nó ra qua yêu thương” (Ga-la-ti 5:6 NIV).  Bạn nghĩ ý nghĩa đó là gì?

Thứ Tư, 26 tháng 7, 2017

HÃY ĐỐI ĐẦU trong SỰ THẬT, XÁC QUYẾT trong YÊU THƯƠNG


By Rick Warren – July 26, 2017

“Lời khích lệ tạo điều kỳ diệu!” (Châm Ngôn 12:25b TLB).

Mối quan hệ lành mạnh, chắn chắn luôn được xây trên hai chân: đối đầu trong sự thật và xác quyết trong yêu thương.  Nếu bạn chỉ có một trong hai chân trong quan hệ bạn, nó sẽ không đứng.  Nó sẽ ngã khi đụng bất cứ chuyện gì!

Sự thật sẽ giải thoát bạn, nhưng trước tiên nó sẽ khiến bạn khốn khổ.  Nếu tôi phải đến bạn hôm nay và nói, “Chúng ta hãy đi uống cà-fê.  Tôi muốn chỉ ra những mặt trong đời anh cần thay đổi,” bạn chắc không cám ơn tôi chuyện này.  Bạn sẽ nói, “Anh nghĩ anh là ai?”  Bạn sẽ oán giận, nổi loạn, chống cự, và bướng bỉnh.  Bạn sẽ khốn khổ, vì khi bạn chia sẻ sự thật, trước tiên nó làm tổn thương.  Đôi khi nhà giải phẫu phải cắt ung thư để thân thể được lành.

Khi bạn có cuộc nói-sự-thật-trong-yêu-thương với ai đó, bạn bắt đầu và chấm dứt với lời tích cực, và bạn xác quyết ba điều:
                              
1.    Xác quyết rằng bạn yêu thương và quan tâm cho người đó.

2.    Xác quyết rằng bạn sẽ cầu nguyện và giúp đỡ người đó.


3.    Xác quyết rằng bạn tin rằng người đó có thể thay đổi.

Phao-lô làm điều này trong 1 v2 Cô-rinh-tô.  Trong cả hai sách, ông bắt đầu và chấm dứt với lời xác quyết.  Ví dụ: Phao-lô  bắt đầu thư đầu nói, “Tôi luôn tạ ơn God cho anh chị em,” và cuối sách ông viết, “Tình yêu tôi cho tất cả anh chị em trong đấng Christ.”  Giữa đó ông đối phó với một số sự thật khó chịu.  Ông bắt đầu và chấm dứt với lời tích cực, nhưng ông cũng gộp vào lời xác quyết như vầy ở giữa thư thứ hai: “Tôi tin tưởng lớn vào anh chị em, và tôi có nhiều lý do hãnh diện về anh chị em” (2 Cô-rinh-tô 7:4a GW).

Để ý rằng Phao-lô dùng chữ “và.”  Bạn không bao giờ dùng chữ “nhưng” khi đối đầu.  Ngay lúc bạn làm vậy, bất kể gì bạn nói trước đó hoặc sau đó sẽ hoàn toàn bị bỏ lờ hoặc vô giá trị: “Tôi nghĩ anh thật là người tuyệt vời, nhưng . . .”  “Chúng ta đã là bạn lâu rồi, nhưng . . .”  Thay vì vậy, hãy dùng chữ “và”: “Bạn là người thật tuyệt vời, và tôi tin bạn có thể làm thật tốt hơn.”  “Chúng ta đã có quan hệ thật tốt, và tôi tin có vài điều chúng ta cần giải quyết.”  Đó là điều mang ý nghĩa xác quyết ai đó.

THẢO LUẬN
·      Một số cách thực tế nào bạn có thể sắp đặt điều bạn sẽ nói khi bạn đối đầu ai đó?
·      Thể nào ai đó dùng lời xác quyết khi sửa bạn trong quá khứ?  Nó khiến bạn cảm thấy thế nào?
·      Tại sao sự thật đôi khi làm tổn thương?



Thứ Ba, 25 tháng 7, 2017

THẬT QUAN TRỌNG TRONG CÁCH BẠN NÓI ĐIỀU GÌ ĐÓ


By Rick Warren – July 25, 2017

“Lời thiếu suy nghĩ có thể gây thương tích sâu như lưỡi kiếm, nhưng lời khôn ngoan có thể chữa lành” (Châm Ngôn 12:18 GNT).

Khi bạn định đối đầu cách yêu thương ai đó, sau khi bạn kiểm tra và soát lại động lực bạn, rồi hãy đặt kế hoạch trình bày.  Bạn phải suy nghĩ khi nào bạn sẽ nói (phải chắc người kia nghỉ ngơi), điều gì bạn sẽ nói (giới thiệu tốt sẽ được tiếp đón tốt), và cách nào bạn sẽ nói.

Tôi đã thực tập nhiều về việc đối đầu cách yêu thương.  Và tôi khám phá rằng có ba điều hiệu quả nếu bạn muốn thông điệp bạn chuyển thông đến người bạn yêu thương.

1.    Nói lịch thiệp.

Châm Ngôn 16:21 nói, “Người khôn ngoan, chín chắn được biết qua hiểu biết của họ.  Lời họ càng vui vẻ bao nhiêu, họ càng thuyết phục bấy nhiêu” (GNT).  Bạn không bao giờ thuyết phục nếu bạn nặng lời.  Nếu bạn nói cách tấn công, thì sẽ bị đón tiếp cách phòng thủ.  Nhưng lời bạn càng vui vẻ, bạn sẽ càng thuyết phục.

2.    Nói cách yêu thương.

Phao-lô nói trong 2 Cô-rinh-tô 6:13a, “Tôi nói rõ hết sức và với tình yêu lớn” (The Message).  Bạn không bao giờ dùng chân lý làm gậy đập.  Đừng đập tơi tả người ta bằng chân lýBạn nói trong cách yêu thương.  Thể nào bạn biết bạn đang nói cách yêu thương?  Khi vì ích lợi họ, không vì ích lợi bạn

3.    Nói cách nhẹ nhàng.
Ga-la-ti 6:1b nói, “Nếu ai bị kẹt trong tội lỗi, anh chị em phải nhẹ nhàng dẫn người đó trở lại đường ngay” (CEV).  Nhẹ nhàng nghĩa là bạn hạ giọng khi bạn nói với ai đó và bạn tỏ lòng khiêm nhường.  Bạn có thể làm nhẹ cuộc tiếp xúc: “Tôi có lẽ hoàn toàn sai về điều này, nhưng . . .” hoặc “Tôi chắc chắn không toàn hảo.  Tôi có nhiều rắc rối  đời tôi.”  Đừng bước vào như kẻ thi hành kỷ luật.  Hãy nhẹ nhàng nói thể nào tất cả chúng ta cần sự giúp đỡ lúc nào đó, và bày tỏ tình yêu và quan tâm bạn với người đó.

THẢO LUẬN
·      Hãy nghĩ lại những lúc bạn đáp ứng tốt để kỷ luật hoặc đối đầu.  Điều gì người đối đầu bạn đã làm, vì thế bạn có thể lắng nghe và hiểu điều họ đang nói?
·      Một trong những đặc tính nào – lịch thiệp, yêu thương, hoặc nhẹ nhàng – không đến dễ dàng với bạn?  Hãy cầu nguyện, và xin God giúp bạn cách đặc biệt trong lĩnh vực đó.

·      Tại sao thật quan trọng suy xét khi nào bạn sẽ đối đầu ai đó? 

Thứ Hai, 24 tháng 7, 2017

ĐỐI ĐẦU vì LÝ DO CHÍNH ĐÁNG


By Rick Warren – July 24, 2017

Tại sao lo về cái giằm trong mắt bạn ngươi khi ngươi có cây đà trong mắt mình? . . . Trước hết lấy cây đà trong mắt ngươi ra; rồi ngươi sẽ thấy rõ để đối phó với cái giằm trong mắt bạn ngươi” (Ma-thi-ơ 7:3, 5 NLT).

Khi bạn học cách yêu thương như Chúa Giêsu, nếu bạn muốn ra khỏi lớp học thấp và vào lớp học cao, hãy học đối đầu những vấn đề nào trong quan hệ của bạn khiến bạn không thân thiết hơn.  Bạn phải học cách đối diện những vấn đề làm bạn sợ chết được – và bạn phải học cách làm nó trong yêu thương. 

Trước hết, bạn kiểm tra động lực bạn.  Thể nào bạn biết bạn có đang đối đầu ai đó vì lý do chính đáng không?  Bạn đang làm nó vì ích lợi người khác chứ không phải của riêng bạn.  Nếu bạn muốn nói gì đó vì bạn cần hả giận hoặc trút ra, thì bạn không đối đầu người đó trong yêu thương.

Bạn có biết là chúng ta có khuynh hướng chỉ trích yếu đuối của người khác mà chúng ta ghét nó trong chính mình không?  Chúng ta làm điều này luôn.  Nếu bạn biết yếu đuối của bạn và bạn không thích nó trong bạn, thì bạn thực sự không thích nó trong người khác.  Nếu bạn có khuynh hướng kiêu ngạo, bạn có thể nhận ra cái  tôi trong tích tắc.  Nếu bạn có khuynh hướng lười biếng, bạn để ý ngay người lười biếng khác.  Chúng ta có khuynh hướng chỉ trích người khác chính điều chúng ta không thích trong chính mình.

Đó là lý do Chúa Giêsu nói, “Tại sao lo về cái giằm trong mắt bạn ngươi khi ngươi có cây đà trong mắt mình? . . . Trước hết lấy cây đà trong mắt ngươi ra; rồi ngươi sẽ thấy rõ để đối phó với cái giằm trong mắt bạn ngươi” (Ma-thi-ơ 7:3, 5 NLT).  Trước khi bạn đối đầu bất cứ ai trong tinh thần yêu thương, hãy chắc rằng bạn không làm điều bạn đang chỉ trích đó.

Bạn không phải hoàn hảo mới nói sự thật trong yêu thương.  Bạn chỉ phải chắc rằng bạn không phạm cùng chính tội đó.

Hãy bắt đầu đối đầu với động lực đúng.  Động lực đúng là gì?  Là để giúp đỡ, không để làm tổn thương.  Hãy làm mọi sự trong yêu thương!

THẢO LUẬN
·      Hãy nghĩ một lý do cụ thể bạn có lẽ muốn đối đầu ai đó trong đời bạn.  Bạn có thấy bằng chứng cùng tội đó trong đời tư bạn không – hoặc có thể người khác thấy bằng chứng đó trong bạn?
·      Hãy nghĩ về cuộc đối đầu vừa qua.  Động lực bạn là gì (hoặc động lực người khác)?  Thể nào động lực đó ảnh hưởng cuộc đối đầu đó?

·      Điều cụ thể nào bạn làm khi bạn nhận ra tội lỗi trong đời bạn?  Thể nào đáp ứng của bạn đã thay đổi khi bạn tăng trưởng gần lại Chúa Giêsu hơn?

Thứ Bảy, 22 tháng 7, 2017

TRỞ NÊN NGƯỜI NHÂN TỪ HƠN


By Rick Warren – July 22, 2017
                                                                               
Không có sợ hãi trong tình yêu, nhưng tình yêu trọn vẹn xua tan tất cả sợ hãi”          (1 Giăng 4:18a ESV).

Ngụ ngôn Người Sa-ma-ri Nhân Lành (Lu-ca 15) dạy hai bài học sâu sắc về nhân từ.  Nếu bạn muốn thực sự trở thành người nhân từ hơn, bạn phải có thiện chí làm hai điều:
1.    Bạn phải sẵn sàng bị gián đoạn.  Nhân từ không xảy ra theo thời khóa biểu của bạn.  Nó xảy ra theo thời khóa biểu của họ.  Đó là lý do họ cần lòng nhân.  Vào lúc đó, bạn phải bỏ mọi sự và ngừng lại.  Tình yêu thường bất tiện, và nhân từ cần thời gian.

Hãy nghĩ về những biện hộ Người Sa-ma-ri Nhân Lành có thể đưa ra cho người bị thương bên kia đường.  Anh có thể nói, “Tôi có nan đề riêng của tôi phải lo nghĩ” hoặc “Tôi có chuyện quan trọng phải làm.  Ngoài ra, đó có thể là chuyện không thể đạt được.”  Bất cứ khi nào bạn muốn lời biện hộ cho bất nhân, Ma Qủy sẽ ở ngay đó để cho bạn một lời liền.  Nó sẽ vui vẻ cho bạn ngàn lời biện hộ tại sao bạn không có thời gian, năng lực, hoặc tiền bạn để làm điều cần phải làm.

God chủ tâm đặt những người tổn thương vào con đường bạn để bạn sẽ học nhân từ.  Khi bạn đụng những cơ hội này hôm nay, thể nào bạn sẽ đáp ứng?  Bạn sẽ gạt nó đi chứ?  Hay bạn sẽ nắm bắt giây phút đó?

2.    Bạn phải muốn liều lĩnh.  Nhiều lần, sợ hãi của bạn có thể giữ bạn không nhân từ.  Hãy tưởng tượng những sợ hãi hợp lệ mà Người Sa-ma-ri Nhân Lành có thể có.

Anh ấy có thể nói, “Chuyện gì nếu tôi qua đó giúp người này, và bọn cướp vẫn còn đó?” hoặc

Ngày nay, chúng ta có thể nói, “Chuyện gì nếu anh ấy thưa tôi?” hoặc “Chuyện gì nếu tôi thật không thể giúp anh ấy?  Tôi không được huấn luyện cấp cứu.”  Đã bao nhiêu lần bạn không giúp ai đó vì bạn nghĩ, “Tôi không biết gì để nói”?  Một sợ hãi lớn chúng ta thường đề cập: Dính líu vào nỗi đau người khác nhắc lại chúng ta tan vỡ của chính mình.  Chúng ta sợ đối phó với nỗi đau người khác, vì khi đó nỗi đau mình sẽ nổi bọt lên.

Nhưng chúng ta sẽ không bao giờ học thực sự nhân từ cho đến khi chúng ta vượt qua sợ hãi và nới rộng tình yêu của God đến người đang tổn thương.  Kinh Thánh nói, “Không có sợ hãi trong tình yêu, nhưng tình yêu trọn vẹn xua tan tất cả sợ hãi” (1 Giăng 4:18a ESV).

Chính tình yêu của God, thực sự, trước hết giúp chúng ta lành khỏi tổn thương mình để chúng ta có thể bày tỏ tình yêu cho người khác.  Chính tình yêu của God giúp chúng ta vượt qua sợ hãi của mình để chúng ta có thể học nhân từ.

THẢO LUẬN
·      Thể nào bạn có thể xây dựng khoảng trống trong thời khóa biểu bạn để giúp bạn có nhiều thời giờ hơn để bày tỏ nhân từ với người khác?
·      Những sợ hãi nào bạn cần vượt qua để có thể bày tỏ nhân từ với người khác?

·      Hãy chuẩn bị sẵn tuần này: God muốn bạn bày tỏ nhân từ với ai đó trên con đường bạn.  Thể nào bạn sẽ đáp ứng?

Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2017

NẮM BẮT MỖI CƠ HỘI TỎ LÒNG NHÂN


By Rick Warren – July 21, 2017

Đừng bỏ đi khỏi người đáng được giúp; tay con là tay God cho người đó.  Đừng bao giờ nói hàng xóm đợi đến mai nếu con có thể giúp họ bây giờ” (Châm Ngôn 3:27-28 The Message/GNT).

Chúng ta đã xem những bài về lòng nhân từ trong chuyện Người Sa-ma-ri Nhân Lành trong Kinh Thánh.  Trước hết, Người Sa-ma-ri Nhân Lành mở mắt mình để thấy nhu cầu quanh ông.  Rồi, ông lắng nghe đau đớn của người bị thương và thương cảm họ.

Rồi, chúng ta thấy Người Sa-ma-ri Nhân Lành nắm bắt giây phút đó: “Đi đến người ấy, Người Sa-ma-ri làm dịu những vết thương người ấy bằng dầu ô-liu và rượu và băng bó chúng” (Lu-ca 10:34a NLT).  Anh không đợi.  Anh không hoãn.  Anh không trễ.  Anh làm điều anh có thể chính ngay giây phút anh thấy nhu cầu.

Tình yêu là điều gì đó bạn làm.  Tình yêu không chỉ nói, “Tôi thật tội cho gã này.  Không  đáng xấu hổ sao?  Không quá tệ sao?”  Tình yêu nắm bắt giây phút đó.

Người Sa-ma-ri Nhân Lành làm một số điều trong giây phút đó: Một số bản dịch nói anh “cuối xuống.”  Nói cách khác, anh hạ mình ngang bằng người kia.  Anh không giả vờ mình cao cấp hơn, và anh không phán xuống người kia.

Thứ hai, anh dùng cái anh có.  Anh băng bó những vết thương người kia bằng rượu và dầu.  Tại sao?  Đó là cái anh có trên con lừa của anh.  Rượu tác dụng okay vì nó là cồn.  Nó sát trùng.  Dầu tác dụng okay vì nó làm dịu những vết thương của ông ấy.

Rồi Kinh Thánh nói Người Sa-ma-ri Nhân Lành băng bó cho người ấy bằng vải băng.  Anh lấy vải băng ở đâu?  Anh này không phải bác sỹ.  Anh không có hộp cấp cứu.  Và người bị thương đã bị lột trần, nên người ấy không có y phục nào.  Vải băng là y phục của chính Người Sa-ma-ri Nhân Lành.

Người Sa-ma-ri Nhân Lành làm điều anh có thể với cái anh có ngay giây phút đặc biệt đó.  Châm Ngôn 3:27-28 nói, “Đừng bỏ đi khỏi người đáng được giúp; tay con là tay God cho người đó.  Đừng bao giờ nói hàng xóm đợi đến mai nếu con có thể giúp họ bây giờ” (Message/GNT).

Thế giới đầy người bị thương.  Bạn có tự hỏi bao nhiêu người bạn đi qua mỗi ngày khi họ bị thương không?  Có lẽ họ không bị thương thể xác, nhưng họ bị thương tình cảm.  Họ bị thương tâm linh.  Họ bị thương tài chính.  Và họ cần tình yêu của bạn.  Họ cần lòng nhân của bạn.

THẢO LUẬN
·      Hãy suy nghĩ về thời khóa bỉểu bạn.  Điều gì trong thời khóa biểu bạn khiến bạn không thể nắm bắt cơ hội bày tỏ lòng nhân?
·      Hãy nghĩ về ai đó trong đời bạn mà bạn biết đang tổn thương.  Điều gì bạn có thể làm hôm nay để bày tỏ lòng nhân cho người đó?


Thứ Năm, 20 tháng 7, 2017

NHÂN TỪ BẮT ĐẦU bằng LẮNG NGHE


By Rick Warren – July 20, 2017

Hãy chia sẻ gánh nặng người khác, và làm thế là vâng theo luật Đấng Christ”       (Ga-la-ti 6:2 NLT).

Nếu nhạy cảm với nhu cầu người khác bắt đầu bằng mắt, thì thương cảm với tổn thương người khác bắt đầu bằng tai bạn.  Bạn phải lắng ngheBạn càng lắng nghe tốt, bạn càng thương cảm tốt.

Chưa đủ chỉ để thấy nhu cầu ai đó.  Bạn cũng phải cảm nhận được xúc cảm người đó.  Bạn phải thương cảm với nỗi đau đó.  Kinh Thánh nói trong Lu-ca 10:33b rằng khi Người Sa-ma-ri Nhân Lành thấy người kia bị cướp và đánh đập bên lề đường, “lòng ông đầy thương xót” (GNT).  Trước hết, mắt ông đụng vào.  Rồi tai ông và lòng ông đụng vào, và ông thương cảm người có nhu cầu đó.

Đôi khi tất cả gì cần bày tỏ nhân từ chỉ là lắng nghe.  Thực ra, tư vấn có thể phản tác dụng lại nhân từ.  Joe Bayly viết trong sách ông về nỗi đau, tựa The View from a Hearse, “Tôi đang ngồi, tan nát vì đau đớn, và ai đó đi ngang và nói với tôi về xử trí của God về lý do nó xảy ra, về hy vọng sau cái chết.  Ông ấy nói liên tục.  Ông ấy nói  những điều tôi biết là thực.  Nhưng tôi bất động, ngoại trừ mong muốn ông ấy cút đi.  Và cuối cùng ổng đi.  Rồi người khác đến và ngồi cạnh tôi, và ổng không nói gì cả.  Ổng không hỏi tôi những câu bắt chuyện.  Ổng chỉ ngồi cạnh tôi một tiếng hoặc hơn, lắng nghe khi tôi nói điều gì đó, trả lời ngắn gọn, cầu nguyện đơn giản, và rời đi.  Tôi xúc động.  Tôi được yên ủi.  Tôi không muốn thấy ổng đi.”

Thương cảm đòi hỏi lỗ tai.  Lắng nghe là một dạng nhân từ.

Thương cảm thỏa mãn hai nhu cầu căn bản: nhu cầu được hiểu và nhu cầu để cảm giác tuôn xả.  Khi bạn đang tổn thương, thật yên ủi khi biết rằng bạn không khùng, rằng điều bạn cảm giác là bình thường, và rằng người khác đã cảm giác nó trước đây.

Kinh Thánh nói, “Hãy chia sẻ gánh nặng người khác, và làm thế là vâng theo luật Đấng Christ” (Ga-la-ti 6:2 NLT).  

Luật của đấng Christ là gì?  Nó được gọi là Đại Mạng Lệnh: “Hãy yêu God hết lòng, và yêu người lân cận như mình.”  Bạn có thích người ta thương cảm với bạn khi bạn đang tổn thương tình cảm, thân xác, hoặc tâm linh không?  Dĩ nhiên có.  Kinh Thánh nói hãy làm y vậy cho người khác.

THẢO LUẬN
·      Điều gì là tích cực lắng nghe ai đó?
·      Tại sao đôi khi khó lắng nghe hơn là nói với ai đó đang tổn thương?
·      Thể nào bạn thương cảm ai đó đang trải qua gì đó mà bạn chưa từng trải qua?


Thứ Tư, 19 tháng 7, 2017

NẾU BẠN MUỐN NHÂN TỮ, HÃY MỞ MẮT BẠN


By Rick Warren – July 19, 2017


Nhân từ luôn bắt đầu với mắt – cách bạn quan sát thế giới và nhạy bén với nhu cầu người khác.

Trong Lu-ca 10:33b, nòi về Người Sa-ma-ri Nhân Lành, Khi ông thấy [tình trạng người đó], lòng ông đầy thương xót” (GNT).  Để ý “ông thấy.”  Đó là điểm bắt đầu.  Nếu bạn muốn học là người nhân từ hơn, bạn phải thay đổi cách bạn nhìn.  Bạn phải trở nên quan sát hơn nữa những người có nhu cầu xung quanh bạn.

Vội vàng là tử địa của nhân từ.  Nếu bạn phải học làm người nhân từ hơn, bạn phải chậm lạiKhi bạn luôn bị phân tâm với những điều khác, bạn không có thời giờ nhân từ.

Nếu bạn phải hành trình xuyên xứ, có nhiều cách bạn có thể đi từ phía này sang phía kia.  Phi cơ đưa bạn nhanh nhất, nhưng bạn sẽ không thấy nhiều xứ.  Bạn có thể đón hỏa xa hoặc xe hơi, cả hai cho bạn cơ hội nhìn thấy nhiều hơn.  Nhưng nếu bạn thực sự muốn tiếp thu nhiều hết sức, bạn phải đi bộ.

Đó là vì bạn càng đi chậm, bạn càng thấy nhiều hơn.

Kinh Thánh nói, “Hãy để ý phúc lợi người khác” (1 Cô-rinh-tô 10:24b NCV).  Bước đầu đến với nhân từ là xin God cho bạn ra-đa tâm linh để tìm người quanh bạn đang tổn thương tình cảm, tâm linh, và thể xác.

Có lẽ bạn được sanh ra với ân tứ này.  Bạn tự động nhạy cảm khi người quanh bạn có nhu cầu.  Không phải là bạn thuộc linh hơn những người còn lại.  Bạn chỉ là được cài đặt cách đó.  Nếu điều đó không diễn tả đúng bạn, thì bạn giống tôi: Tôi cần THÊM tâm linh.  Thật dễ bị phân tâm.  Thật dễ bị tập trung vào công việc.  Thật dễ không nhạy cảm với điều đang xảy ra quanh bạn.

Nhưng nếu bạn quan tâm, thì bạn quan sát.  Ga-la-ti 6:8 nói, “Người nào trồng ích kỷ, bỏ qua nhu cầu người khác – tức bỏ qua God – sẽ gặt cỏ dại.  Tất cả gì họ bày tỏ ra cho đời họ là cỏ dại!” (The Message).  Thật không luôn dễ thấy nhu cầu người khác, đặc biệt khi họ ở phía bên kia đường.  Nhưng đó là điểm khởi đầu của nhân từ.

THẢO LUẬN
·      Một số cách có chủ tâm nào bạn có thể chậm lại đời bạn để bạn có thể dễ thấy nhu cầu người khác hơn?
·      Người nào bạn đi qua mỗi ngày mà đôi khi khó để ý hơn?  Khi bạn giữ mắt mở, những cơ hội mới nào bạn thấy để giúp một trong những người đó?

·      Thể nào bỏ qua nhu cầu người khác cũng là bỏ qua God (Ga-la-ti 6:8)?

Thứ Bảy, 15 tháng 7, 2017

HÃY ĐẾN với GOD Y NGUYÊN TRẠNG BẠN


By Rick Warren – July 15, 2017

“God bày tỏ tình yêu vĩ đại của Ngài cho chúng ta bằng cách sai đấng Christ chết cho chúng ta trong khi chúng ta còn là người có tội” (Rô-ma 5:8 NLT).

Mọi việc đấng Christ đã làm cho bạn, Ngài làm vì tình yêu.  Kinh Thánh nói rằng God tạo ra bạn để yêu bạn.  Lý do duy nhất bạn còn sống là vì bạn được tạo ra để được God yêu.

Nếu God không muốn bạn sống, tim bạn đã ngưng đập tức thì; bạn thậm chí không thở được ngay bây giờ.  God tạo ra bạn và muốn bạn sống để Ngài có thể yêu bạn và như thế bạn có thể yêu Ngài lại.

God không chỉ nói Ngài yêu bạn; Ngài bày tỏ nó.  Kinh Thánh nói, “God bày tỏ tình yêu vĩ đại của Ngài cho chúng ta bằng cách sai đấng Christ chết cho chúng ta trong khi chúng ta còn là người có tội” (Rô-ma 5:8 NLT).  Kinh Thánh nói trong khi chúng ta vẫn là tội nhân.  Thậm chí trước khi tôi biết God hoặc tôi cần God trong đời tôi, Chúa Giêsu đã chết cho tôi.

Có một hoang đưởng nói là chúng ta cần rửa sạch hành động chúng ta trước khi chúng ta có thể đến với God: “Tôi phải đặt tất cả lại.  Có một ít điều tôi phải làm ngay lại trong đời tôi trước đã, và rồi tôi sẽ đến với God.”  KhôngBạn đến God với những vấn nạn bạn – điều tốt, điều xấu, và điều tồi.

Cũng giống như chúng ta đánh răng mình trước khi đến nha sỹ để vệ sinh răng hoặc khi chúng ta rửa chén trước khi đặt chúng vào máy rửa.  Tại sao chúng ta lại làm vậy?

God nói, “Không, khôngCon không phải rửa sạch hành động con.  Chỉ đem tất cả đến ta.  Hãy đem đến ta tất cả những vấn đề của con.  Ta có tất cả câu trả lời.  Hãy đến như nguyên trạng con.”

Kinh Thánh nói, “Ngài sẽ gửi xuống sự giúp đỡ từ trời để cứu tôi vì tình yêu của Ngài” (Thi Thiên 57:3a TLB).  Đó là điều Chúa Giêsu đã làm ngày Phục Sinh.  Ngài đã gửi chính mình từ Trời để cứu chúng ta vì tình yêu của Ngài.  Vậy bạn có thể mang những nan đề bạn đến God, vì Ngài có câu trả lời.

Nếu bạn không hành động theo tin tức này, thì cái chết của Chúa Giêsu Christ và sự Phục Sinh của Ngài phí mất cho bản thân bạn.  Nó chẳng thay đổi gì đời bạn.  Bạn có lẽ nhận ra quà tặng đó, nhưng bạn vẫn phải tiếp nhận nó.

“Anh chị em sẽ được cứu, nếu anh chị em thành thật nói, ‘Giêsu là Chúa,’ và nếu bạn tin hết lòng rằng God vực Ngài dậy khỏi sự chết.  God sẽ tiếp nhận anh chị êm và cứu anh chị em, nếu anh chị em thực lòng tin điều này và nói nó cho người khác” (Rô-ma 10:9-10 CEV).

God không yêu cầu bạn nói lời hứa mà bạn không thể giữ.  God yêu cầu bạn tin lời hứa mà chỉ Ngài có thể giữ.

THẢO LUẬN
·      Bạn cần bỏ qua điều gì mà bạn từng cố rửa sạch trước khi bạn có thể đến với God?

·      Thể nào đời bạn phản ảnh tình yêu quá sức mà God dành cho bạn mà bạn đã tiếp nhận?

Thứ Sáu, 14 tháng 7, 2017

BAO NHIÊU LẦN BẠN NÊN THA THỨ?


By Rick Warren – July 14, 2017

“Phi-e-rơ đến Ngài và hỏi, ‘Thưa Chúa, bao nhiêu lần tôi nên tha thứ người phạm tội nghich tôi?  Bảy lần chăng?’  ‘Không, không phải bảy lần,’ Chúa Giêsu đáp, ‘nhưng bảy mươi lần bảy!”  (Ma-thi18:21-22 NLT).

Tha thứ rất hiếm khi là chuyện một lần.  Vậy bao nhiêu lần bạn phải bỏ quyền trả đũa của bạn?

Cho đến khi bạn ngưng cảm thấy tổn thương – rồi bạn sẽ biết bạn có tha thứ người đó không.

Ma-thi-ơ 18:21-22 nói, “Phi-e-rơ đến Ngài và hỏi, ‘Thưa Chúa, bao nhiêu lần tôi nên tha thứ người phạm tội nghich tôi?  Bảy lần chăng?’  ‘Không, không phải bảy lần,’ Chúa Giêsu đáp, ‘nhưng bảy mươi lần bảy! (NLT). 

Phi-e-rơ nghĩ ông khá hào hiệp.  Trong luật Do Thái, bạn phải tha thứ một người ba lần, và sau khi bạn đã tha  thứ họ ba lần, thì đủ rồi.  Bạn không phải tha thứ họ nữa.  Nên Phi-e-rơ nghĩ, “Luật nói ba lần.  Nếu tôi gấp đôi, và thêm một lượng tốt nữa thì sao?  Bảy lần chăng?  (God sẽ rất xúc động chuyện này!)”

Và Chúa Giêsu trả lời, “Lầm!  Con thậm chí không đủ sát mức!  70 lần bảy lận!”  Ngài nói bạn phải tiếp tục làm nó.  Bạn cứ tiếp tục tha thứ cho đến khi nỗi đau chấm dứt.  Mỗi lần bạn nhớ nỗi đau đó, bạn chủ tâm lựa chọn nói, “God ôi, người đó thật sự làm tổn thương tôi, và nó vẫn đau.  Nhưng vì tôi muốn được đổ đầy tình yêu và không oán hờn, tôi chọn bỏ đi quyền trả đũa và rủa người đó.  Tôi sẽ chọn chúc phước người làm tổn thương tôi.  God ôi, tôi cầu xin Ngài ban phước đời họ – không phải vì họ xứng đáng nó.  Họ không.  Tôi cũng không xứng đáng phước Ngài, God ôi.  Nhưng tôi cầu xin rằng Ngài tỏ ơn sủng cho họ như Ngài đã tỏ cho tôi.”

Thật không dễ.  Thực ra, tôi không nghi ngờ gì về một số người đang đọc bài này, hôn nhân bạn sắp tự hủy – không vì tổn thương nhưng vì không tha thứ.  Không phải tổn thương nhưng việc từ chối tha thứ đã hủy diệt hôn nhân.

Bạn có lẽ nói, “Tôi không cảm thấy muốn tha thứ.”  Ai mà muốn?  Không ai cảm thấy muốn tha thứ.  Bạn làm nó vì nó là điều phải làm, và bạn làm nó để hòa nhịp đời bạn.  Những bước này không dễ, nhưng với quyền năng God, bạn có thể làm nó.

THẢO LUẬN
·      Có mối quan hệ đỗ vỡ nào mà bạn đổ hô “những dị biệt không thể hàn gắn” không?  Thể nào việc không tha thứ đóng vai trò trong sự sụp đổ quan hệ đó?
·      Tổn thương nào trong quá khứ vẫn đem lại bạn nỗi đau?  Thể nào tha thứ giúp bạn tiến tới?

·      Khi nói đến những quan hệ của bạn, điều gì nghĩa là để quyền năng God hành động trong đời bạn? 

Thứ Năm, 13 tháng 7, 2017

ĐÁP LẠI ĐIỀU ÁC bằng ĐIỀU TỐT


By Rick Warren – July 13, 2017
“Hãy làm tốt với kẻ ghét anh chị em, hãy chúc phước kẻ nguyền rủa anh chị em, hãy cầu nguyện cho kẻ ngược đãi anh chị em” (Lu-ca 6:27b-28 NIV).

Kinh Thánh nói trong Lu-ca 6:27-28, “Hãy làm tốt với kẻ ghét anh chị em, hãy chúc phước kẻ nguyền rủa anh chị em, hãy cầu nguyện cho kẻ ngược đãi anh chị em” (NIV).  Để ý những động từ này: “làm tốt,” “chúc phước,” và “cầu nguyện cho.”  Một vai trò lớn của tha thứ là đáp lại điều ác bằng điều tốt.

Cách nào bạn biết khi nào bạn thực sự tha thứ ai đó?  Bạn có thể cầu nguyện xin God ban phước cho người đó.  Bạn cũng bắt đầu thấy tổn thương của người đó.  Khi người ta tổn thương bên trong, họ trút ra lên người khác.  Người đau làm đau người khác.  Khi bạn học tha thứ, bạn không chi  thấy cái đau riêng bạn nhưng bạn thấy cái đau của họ nữa.  Rồi bạn bắt đầu hiểu tại sao họ hành động theo những cách ác hoặc ích kỷ hoặc làm đau hoặc lạm dụng như thế.  Bạn có thể cầu nguyện cho họ, và bạn có thể thậm chí cầu nguyện xin God ban phước họ.

Bạn nói, “Nhưng ông không biết thể nào họ đã làm đau tôi.”  Không, tôi không biết.  Và tôi xin lỗi về mọi nỗi đau bạn đã trải qua.  Nhưng tôi biết điều này: Bạn sẽ không bao giờ hòa vào đời bạn trừ khi bạn tha thứ và bỏ qua nó.  Điều đó không có nghĩa là bạn phải quên nó.  Nhưng nghĩa là bạn từ khước quyền trả đũa và đáp lại điều ác bằng điều tốt.

Thể nào bạn có thể làm điều đó?  Chỉ có một cách khả dĩ duy nhất: Bạn phải được đổ đầy bằng tình yêu của Chúa Giêsu Christ.

THẢO LUẬN
·      Thể nào Chúa Giêsu nêu gương Lu-ca 6:27-28  cho chúng ta?
·      Bạn có thể nhận ra ai bạn cần tha thứ và xin God ban phước họ?
·      Thể nào việc chúc phước người đã làm đau bạn có thể giúp bạn thấy tổn thương của người đó rõ hơn?


    

Thứ Ba, 11 tháng 7, 2017

NĂM ĐIỀU KHÔNG PHẢI LÀ THA THỨ


By Rick Warren – July 11, 2017

“Tình yêu thương không ích kỷ hoặc mau nổi nóng.  Nó không ghi nhớ điều sai mà người khác gây” (1 Cô-rinh-tô 13:5b CEV).

Có nhiều suy nghĩ sai về tha thứ.  Hành động tha thứ bị hạ thấp.  Nó bị lạm dụng.  Nó bị xem thường.

Điều gì là tha thứ thật sự?  Hãy kiểm tra nhanh bằng câu hỏi “đúng” hoặc “sai” cho những câu sau:  

1.    Người ta không nên được tha thứ cho đến khi họ xin nó.
2.    Tha thứ bao gồm giảm nhẹ việc xúc phạm và nỗi đau nó gây ra.
3.    Tha thứ bao gồm phục hồi lòng tin và tái hợp quan hệ.
4.    Bạn không thật tha thứ cho đến khi bạn quên điều xúc phạm.
5.    Khi tôi thấy ai đó bị tổn thương, thì bổn phận tôi là tha thứ kẻ xúc phạm.

Nếu bạn học Kinh Thánh, bạn sẽ khám phá rằng tất cả năm tuyên bố đó sai.

Trước khi chúng ta nói về tha thứ thật sự là gì, chúng ta phải nói về điều gì không là tha thứ.  Đây là năm không của tha thứ:

1.    Tha thứ không điều kiện.  Nói cách khác, nó không dựa vào đáp ứng ai đó.  Tha thứ thật là vô điều kiện.  Nó không kiếm được.  Nó không đáng được.  Nó không thương lượng được.  Nó không trả giá được.  Nó không dựa vào lời hứa ai đó rằng bạn sẽ không bao giờ phạm nữa.  Nếu bạn nói với ai đó “Tôi sẽ tha thứ anh nếu...,” thì đó không phải tha thứ.  Đó gọi là thương lượng.
2.  Tha thứ không giảm nhẹ tính trầm trọng của việc xúc phạm.  Có khác nhau lớn giữa bị thương và bị xúc phạm.  Bị thương là điều gì đó tình cờ và không đòi hỏi tha thứ.  Khi bạn bị xúc phạm, ai đó cố tình muốn làm tổn thương bạn, và điều đó đòi hỏi tha thứ.
3.    Tha thứ không nối lại một quan hệ mà không cần những thay đổi.  Kinh Thánh dạy rằng tha thứ và phục hồi quan hệ là hai điều khác nhau.  Tha thứ là lập tức.  Tin cậy phải được xây dựng theo thời gian dài.  Tha thứ là phần của bạn trong việc hòa giải.  Nhưng để một quan hệ được phục hồi, người vi phạm phải làm ba điều khác không liên quan đến tha thứ: Bày tỏ lòng ăn năn thật, đền bù bất cứ khi nào có thể, và xây lại lòng tin của bạn bằng cách chứng minh anh ấy hoặc chị ấy đã thay đổi qua thời gian.
4.    Tha thứ không là quên điều đã xảy ra.  Thật không thể cố quên điều gì đó.  Khi bạn đang cố quên điều gì đó, điều gì bạn đang tập trung vào?  Chính điều bạn muốn quên.  Và bất cứ gì bạn tập trung vào, bạn tiến về đó.
Chìa khóa không phải là quên.  Chìa khóa là học để thấy nó qua lăng kính ân sủng và quyền tể trị của God và khám phá thể nào Ngài có thể xoay ngay cả những điều xấu thành tốt trong đời bạn nếu bạn tin cậy Ngài và đáp ứng đúng cách.
5.    Tha thứ không là quyền của tôi khi tôi không phải là người bị tổn thương.  Chỉ có nạn nhân có quyền tha thứ.  Bạn không thể tha thứ người không gây tổn thương bạn.

Luôn có cái giá cho tội lỗi.  Và luôn có cái giá cho tha thứ.  Đó là lý do bạn phải hiểu điều gì không phải là tha thứ trước khi bạn có thể nhìn xem tha thứ thật sự là gì.

THẢO LUẬN
·      Có phải dễ tha thứ ai đó hơn khi bạn cho rằng tha thứ là vô điều kiện?  Tại sao dễ hoặc không?
·      Về năm điều không của tha thứ, điều nào bạn vật lộn nhiều nhất?  Giải thích tại sao.

·      Thể nào bạn nghĩ God có thể dùng kinh nghiệm bạn về bị xúc phạm để giúp người khác?

Thứ Hai, 10 tháng 7, 2017

TẬP TRUNG vào MỤC ĐÍCH GOD KHIẾN CÒN ÍT GIỜ để GHEN TỴ


By Rick Warren – July 10, 2017

“Chúng ta hãy kiên nhẫn chạy cuộc đua đặc biệt mà God đã đặt trước chúng ta” (Hê-bơ-rơ 12:1b TLB).

Khi bạn bắt đầu quan tâm về điều God đang làm trong đời người khác thì ghen tỵ bắt đầu nảy sinh, hãy tập trung vào kế hoạch God dành cho đời bạn.  Đừng bị phân tâm – hãy đặt trọng tâm vào ý muốn God cho đời bạn.

Có một cụm từ đơn giản trong chuyện những công nhân vườn nho mà chủ nhân nói với những người càu nhàu về chuyện không nhận được cái họ xứng đáng: “Hãy lấy tiền các anh và đi đi!” (Ma-thi-ơ 20:14a GW).  Ông nói rõ ràng với những người không thắng được lòng ghen tỵ của họ, “Đến lúc phải tiến tới rồi.  Hãy bỏ phàn nàn.  Hãy vượt qua nó!”

Đôi khi chúng ta bị kẹt trong quá khứ.  Có lẽ bạn hãy còn ghen tỵ với người là vua hoặc nữ hoàng trong buổi dạ tiệc học sinh.  Nhưng tại sao bạn cứ để ai đó khiến bạn xa khỏi kế hoạch của God cho đời bạn ngay lúc này?

Hê-bơ-rơ 12:1b nói, “Chúng ta hãy kiên nhẫn chạy cuộc đua đặc biệt mà God đã đặt trước chúng ta.”  Cuộc đua “đặc biệt” nghĩa là cuộc đua “độc đáo” của bạn – cuộc đua mà chỉ dành cho bạn.  God có một kế hoạch Ngài muốn bạn theo đuổi mà không giống ai khác.  Ngài đã kế hoạch nó cho bạn thậm chí trước khi bạn được sanh ra, và nó gồm những điều tốt hơn bạn từng mơ ước cho chính bạn.

Một khi bạn bắt đầu khám phá và theo đuổi mục đích độc đáo mà God dành cho đời bạn, bạn sẽ không ghen tỵ ai nữa.  Bạn  được buông ra khỏi tay bạo chúa là phải giỏi nhất hoài.  Bạn chỉ phải làm hết khả năng bạn có thể, là người mà God đã tạo ra bạn phải là.

Khi bạn tập trung như vậy vào cuộc đua đặc biệt của God cho bạn, bạn sẽ bị quá kẹt vào điều Ngài muốn bạn làm đến nỗi bạn sẽ không còn thời giờ để ghen tỵ.  Bạn sẽ sống cuộc đời bạn chỉ vì một thính giả thôi.

THẢO LUẬN
·      Tại sao có tự do trong việc sống cuộc đời chỉ vì một thính giả thôi?
·      Thể nào bạn biết mục đích gì của God dành cho đời bạn?

·      Chuyện xảy ra gì từ quá khứ bạn khiến bạn không theo đuổi ý muốn God cho đời bạn ngay bây giờ?