Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

CÁCH NÀO BẠN BIẾT Ý GOD?

By Rick Warren – November 20, 2016

“God . . . mời bạn vào mối tình bạn kỳ diệu với Con Ngài, chính là đấng Cứu Thế Chúa chúng ta” (1 Cô-rinh-tô 1:9 TLB).

God không đùa chơi với bạn.  Ngài muốn bạn hiểu ý muốn Ngài, mục đích Ngài, và kế hoạch Ngài cho đời bạn.

Bạn có lẽ nói, “Tôi muốn God hướng dẫn tôi, nhưng tôi cứ bối rối.  Tôi không biết điều gì phải làm.”  Thường vấn nạn đó là chúng ta cứ tìm điều sai.  Bạn cần biết điều bạn đang tìm trước khi bạn có thể tìm ra nó.

Vậy, điều gì là ý God?

Ý God không là cảm giác.

Một số bạn đang tìm cảm giác hoặc dấu siêu nhiên.  Bạn muốn God căng dây lòng để bạn biết chính xác điều phải làm.

Vấn đề là cảm giác không đáng tin; chúng thường sẽ dẫn bạn sai lối.  Cảm giác có thể đến từ kiệt lực, hóc-môn, hoặc một biến cố bạn từng trải qua.  Giê-rê-mi 17:9 nói, “Lòng người dối trá” (NIV).  Thậm chí lòng bạn lừa dối bạn.  Thậm chí ma qủy có thể tạo cảm giác.  Nếu tôi lắng nghe cảm giác tôi, tôi sẽ không bao giờ cưới vợ tôi, Kay.  Ngày trước đám cưới, cảm giác tôi nói, “Chạy!”  Nhưng đó không là ý God.  Đó là sợ hãi!  Đừng đợi một cảm giác khi bạn đang cố hiểu ra kế hoạch God cho đời bạn. 

Ý God không là công thức.

Trong văn hóa chúng ta, chúng ta muốn mọi chuyện dễ dàng.  Chúng ta muốn những điều theo công thức đơn giản để nó lập tức thay đổi đời chúng ta.  Chúng ta muốn hướng dẫn từng bước.
Nhưng có vấn đề với cách giải quyết này: Không có chỗ cho lỗi lầm.  Nếu ý God là món ăn, điều gì xảy ra nếu bạn bỏ quên một gia vị?  Nếu bạn bỏ nước soda baking ra khỏi một món ăn, bạn có thứ khác giữa bánh ngọt sinh nhật và bánh ngọt pancake.  Điều gì nếu bạn có “52 Bước để Biết Ý God,” và bạn bỏ quên số 37?

Ý God không là hệ thống khép kín.  Nó đa năng!  Nó không luôn là chuyện chọn A hoặc B.  Thực ra, nhiều lần bạn có thể chọn từ A đến Z và bất cứ gì trong đó đều sẽ OK.  Nó là lựa chọn của bạn.
Tại sao God ban cho bạn khối óc lại không muốn bạn dùng nó?  Ngài để bạn chọn lựa, và Ngài ban cho bạn những cơ hội lần hai.

Nếu ý God không là cảm giác hoặc công thức, thì là gì?

Ý muốn God là mối quan hệ.

Kinh Thánh nói trong 1 Cô-rinh-tô 1:9, “God . . . mời bạn vào mối tình bạn kỳ diệu với Con Ngài, chính là đấng Cứu Thế Chúa chúng ta.”

Có rất ít trong Kinh Thánh về kỹ thuật biết ý God.  Nhưng có hàng ngàn câu nói về phát triển mối quan hệ yêu thương với Chúa Giêsu Christ.  Tại sao?  Vì ý muốn God là mối quan hệ.
Bạn càng biết Ngài tốt chừng nào, bạn càng ít bối rối về ý muốn Ngài là gì.

THẢO LUẬN
·      Điều gì God muốn bạn làm nếu bạn có cảm giác rằng bạn tin nó đang nói điều gì đó về ý muốn God?
·      Tại sao bạn nghĩ God cho phép chúng ta lựa chọn và thậm chí lầm lỗi khi chúng ta đang tìm kiếm ý muốn Ngài?

·      Thể nào bạn có thể biết God rõ hơn?

Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2016

Hôn Nhân Bộc Lộ Điều Chưa Được Lành


By Rick Warren – May 21, 2016
Dịch: Thang Chu



“Cuối cùng, người ta cảm ơn lời chỉ trích ngay thẳng hơn là lời nịnh hót” (Châm Ngôn 28:23 NLT).

Nếu bạn đang hẹn hò và bạn kéo dài quan hệ mà bạn biết không đi đến đâu, đừng tiếp tục nữa.  “Nhưng tôi chẳng có ai đưa tôi đi chơi đêm thứ Sáu,” bạn nói.  Một hôn nhân xấu còn tệ hơn triệu lần việc không đi chơi tối thứ Sáu!  Bạn càng ở lâu trong quan hệ hẹn hò không lành mạnh, thật càng khó thoát ra.

Châm Ngôn 28:23 nói, “Cuối cùng, người ta cảm ơn lời chỉ trích ngay thẳng hơn là lời nịnh hót.”

Nếu quan hệ lành mạnh, bạn có thể hỏi lẫn nhau những câu hỏi khó nhất về giận dữ, hận thù, cay đắng trong đời sống bạn.  Tôi khích lệ bạn nói về bất cứ tổn thương, thói quen, tự ty nào bạn có trong đời mình.  Nếu bạn không thể có những chuyện trò này với nhau, đó là dấu hiện cảnh cáo lớn về quan hệ đó.

Bất kể tình trạng tình cảm của người đồng dự của bạn là gì, sự lành mạnh tình cảm của bạn bắt đầu với quan hệ cá nhân với Chúa Giêsu.  Nếu bạn không có điều đó, bạn cần bắt đầu ở đó.  Bạn cần kết nối tâm linh với God.

Kế đến tôi muốn thách thức bạn tự cam kết với tiêu chuẩn của God và không để tình cảm bạn xoay bạn vào quyết định không khôn ngoan.  Có thể tưởng là bạn yêu khi tất cả gì bạn làm là yêu với ý nghĩ đang yêu.  Và điều đó có thể dẫn đến một quyết định mà bạn sẽ hối tiếc!

God biết bạn có thể bị cô đơn, bực mình, cám dỗ, hoặc cảm thấy vô vọng.  Nhưng trong Giê-rê-mi 29:11, God nói Ngài đang hành động trong đời bạn để ban cho bạn tương lai đầy hy vọng.

Đừng hẹn hò cho đến khi những tổn thương tình cảm riêng của bạn được chữa lành hoặc ít nữa cho đến khi bạn đang trong tiến trình chữa lành.  Chúng ta phải thoát khỏi bất kỳ cay đắng nào trong đời mình.  Hãy thoát khỏi bất cứ giận dữ nào trong đời mình.  Nói cách khác, chúng ta phải đối phó với hành trang riêng của mình.  Thể nào tôi làm được?  Hãy hiểu God.  Hãy học từ Chúa Giêsu.

Tôi nhớ làm đám cưới cho một cặp cách đây nhiều năm tại Saddleback.  Khoảng năm năm sau chúng tôi ăn tối với họ.  Người nữ nói với tôi, “Khi tôi đi dọc lối giữa hàng ghế trong áo dài trắng, tôi không hiểu rằng tôi đang mang cả một bao rác tình cảm trên lưng.  Và tôi đem cả rác đó vào hôn nhân.”

Hôn nhân không tạo những vấn nạn.  Nó tiết lộ chúng ra.  Bạn càng đối phó với nó trước khi bạn kết hôn, bạn càng hạnh phúc, càng tôn kính God, và càng hưởng trọn hôn nhân bạn.  Bạn và người phối ngẫu sẽ phát triển mối thân mật linh hồn sâu đậm thật riêng tư, tinh thần, thậm chí tình dục.  Đó là sự nên một đến từ việc hiệp một bởi mối quan hệ với God.


Thảo Luận

·      Những tổn thương, thói quen, hoặc tự ty nào bạn cần nói ra trước khi bạn kết hôn?
·      Tất cả chúng ta đều có những tổn thương, thói quen, hoặc tự ty; hãy hỏi God chỗ nào bạn cần chữa lành và cách nào Ngài có thể giúp bạn làm điều đó.
·      Thể nào những quan hệ của bạn thay đổi nếu bạn cam kết theo những tiêu chuẩn của God?



Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2016

Bốn Yếu Tố Phục Hưng


By Thang Chu – April 17, 2016


36 Tại thành Giốp-bê, trong đám môn đồ, có một người đàn bà tên là Ta-bi-tha, nghĩa là Đô-ca; người làm nhiều việc lành và hay bố thí. 37 Trong lúc đó, người đau và chết. Người ta tắm rửa xác người, rồi để yên trong một phòng cao. 38 Môn đồ nghe Phi-e-rơ đang ở tại Ly-đa, gần thành Giốp-bê, bèn sai hai người đi mời người đến chớ chậm trễ. 39 Phi-e-rơ đứng dậy đi với hai người. Khi tới nơi, người ta dẫn Phi-e-rơ đến chỗ phòng cao; hết thảy các đàn bà góa đều đến cùng người mà khóc, và giơ cho người xem bao nhiêu áo xống và áo ngoài, lúc Đô-ca còn sống ở với mình đã may cho. 40 Phi-e-rơ biểu người ta ra ngoài hết, rồi quì gối mà cầu nguyện; đoạn, xây lại với xác, mà rằng: Hỡi Ta-bi-tha, hãy chờ dậy! Người mở mắt, thấy Phi-e-rơ, bèn ngồi dậy liền. 41 Phi-e-rơ đưa tay ra đỡ cho đứng dậy; đoạn gọi các thánh đồ và đàn bà góa đến, cho họ thấy người sống. 42 Việc đó đồn ra khắp thành Giốp-bê; nên có nhiều người tin theo Chúa. (Công Vụ 9:36-40)


Lịch sử ghi lại trong đoạn Kinh Thánh trên thể nào bà Đô-ca ở Do-thái sống lại từ kẻ chết cho ta thấy bốn yếu tố phục hưng mà hội thánh ngày nay cần có.

Tình yêu thương.  Hội thánh quá yêu thương bà Đô-ca.  Đô-ca là phụ nữ làm nhiều việc lành và hay bố thí.  Bà còn bỏ tiền và bỏ công may áo cho các phụ nữ nghèo mặc nữa.  Thật là gương tốt cho cả bầy.  Ngày nay nhiều hội từ thiện mang tên Đô-ca (Dorcas). 

Cầu nguyện.  Chính tình yêu thương đối với bà Đô-ca mà hội thánh đã không ngại xa xôi đi từ Giốp-bê (nay là thành phố Jaff) đến Ly-đa (Lod) cách 27 km để mời sứ đồ Phi-e-rơ đang ở đó đến cầu nguyện cho bà Đô-ca đã chết, xác đã được tắm rửa và đặt trên giường chờ chôn theo phong tục người Do-thái.  Tình yêu thương này mãnh liệt đến độ họ không muốn mất đi một thánh đồ yêu dấu.  Phi-e-rơ gọi họ là các thánh đồ mà không cần giáo hội nào phong thánh (c. 41).  Tình yêu thương đã gia tăng đức tin họ để khẩn thiết cầu nguyện.

Phép lạ.  Và phép lạ luôn xảy ra qua lời cầu nguyện thúc đẩy bởi yêu thương theo lời Chúa hứa.  Thậm chí kẻ chết cũng sống dậy thì không hòn núi cao nào không bị dời đi!  Con người ngày nay có thể phá núi dời sông nhưng không thể khiến kẻ chết sống lại, tức là không thể tạo ra sự sống dù chỉ một cọng cỏ.  Nhưng quyền năng Phục Sinh làm tất cả.

Tin Chúa.  “Việc đó đồn ra khắp thành Giốp-bê; nên có nhiều người tin theo Chúa” (c. 42).  Cả thành phố sẽ trở về với Chúa khi họ thấy những chuyện siêu phàm xảy ra trong hội thánh.  Và chỉ có hội thánh Chúa mới có những chuyện kinh thiên động xảy ra bởi quyền năng Chúa Thánh Linh, là đấng được ban cho chỉ duy những người-theo-Chúa.  Không một tỉ phú hoặc một đại lãnh tụ hoặc thiên tài nào có được Thánh Linh nếu không tin Chúa. 



Để có phục hưng, theo trình tự này, nếu hội thánh:
·      Muốn có người tin Chúa, phải có phép lạ xảy ra trong hội thánh. 
·      Muốn có phép lạ, phải có cầu nguyện. 
·      Muốn cầu nguyện linh nghiệm thậm chí kẻ chết sống lại, phải có tình yêu thương.




Sắp đến 30/4.  Đã 41 năm trôi qua từ ngày người tị nạn đầu tiên đặt chân lên đất Tin Lành này, nhưng số người Tin Lành chỉ là 50 ngàn so với 1,8 triệu Mỹ gốc Vìệt.  Tỉ lệ 2.8%.  Còn ở ngay tại Việt Nam, tỉ lệ 1.4% trong đó người sắc tộc thiểu số chiếm 2/3 số tín đồ.


Chúng ta đã tìm ra nguyên nhân cho tỉ lệ quá ít ỏi này trong bài viết này.

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2016

Vì Đời Mà Có Đạo


By Thang Chu – April 6, 2016




Không có cuốn Kinh của bất kỳ tôn giáo thế giới nào như Kinh Thánh của Đức Chúa Trời của Chúa Giêsu, bị chỉ trích nhiều vì ghi chép nhiều chuyện bẩn thỉu, ô uế, ô nhục, dâm dục, phản bội, giết chóc, tàn sát, máu đổ, hận thù.  Có thể nói không chuyện xấu nào trên thế gian mà không có trong Kinh Thánh.

Kinh Thánh có 260 chương.  Ngoại trừ hai chương đầu (của sách Sáng Thế) nói chuyện sáng tạo tuyệt đẹp không dấu vết tội lỗi và hai chương cuối (của sách Khải Huyền) nói chuyện tái tạo tuyệt vời không còn tội lỗi, thì 256 chương còn lại giữa bốn chương đó tường thuật đầy những chuyện xấu xa.  Tỉ lệ là 1,5% chuyện tuyệt đối tốt và 98,5% chuyện xấu xen tốt! 

Cũng vì đó mà Kinh Thánh là Lời Chúa.

Tại sao lạ vậy?  Tại sao lại không “xấu che tốt khoe?”  Tại sao “vạch áo cho người xem lưng?”  Tại sao Kinh đã Thánh mà lại không dùng từ ngữ đẹp và chuyện tốt gương tốt?

Vì đạo để cứu đời.

Mỗi một chuyện xấu trong Kinh Thánh đưa ra lại có một giải pháp thánh từ Đức Chúa Trời để giải cứu nhân loại.  Nghĩa là đạo phải quyện và tan chảy vào dòng đời như nước sạch phải pha hòa vào nước bẩn để lọc loãng cáu cặn.  Nước sạch càng vào nước bẩn càng ra. 

Có nhiều tín đồ chỉ trích Facebook của tôi vì post nhiều chuyện bẩn của xã hội như quan lại tham nhũng, công an đánh dân, v.v..  Lý do, như trên đã nói, là mỗi lần post chuyện bẩn tôi đều lồng vào Lời Chúa như thuốc giải độc. 



Cũng có người chỉ trích tôi sao lại post những chuyện xấu làm căng thẳng người đọc thay vì chuyện Chúa đầy yêu thương nghe nhẹ nhàng lơ lửng từng mây.  Rõ ràng anh chị em đó chưa hiểu tại sao Chúa Giêsu lại chấp nhận thập tự giá khủng khiếp trăm lần hơn lọt đồn công an hoặc sa vào tay ISIS!

Đặt biệt tôi thấy rõ khi post Lời Chúa lẫn vào chuyện xã hội thì số người đọc nhiều hơn!  Rõ ràng nước sạch phải bơm vào bình nước bẩn thì mới tác dụng rửa bình.

Là Chúa-tử (con Chúa), ngoài việc theo đuổi yêu thương, đức tin, kiên nhẫn và nhu mì chúng ta cần theo đuổi công chính righteous nữa (2 Ti-mô-thê 6:11).  Tân Ước liên tục lập lại chữ công chính 92 lần và Cựu Ước 157 lần đủ cho thấy tầm quan trọng của đức tính này. 

Là Chúa-tử chúng ta phải dám chỉ mặt bất chính thì mới nói lên công chính được.  Bao lâu bất chính còn mặt ẩn thì công chính chỉ là mặt ngoài.



Thứ Hai, 1 tháng 2, 2016

Tin Lành Bao Giờ Sạch Tội


By Thang Chu
California – January 30, 2016



Tội lỗi đó Tin Lành bao giờ rửa
Khi làm ngơ trước áp bức người dân,
Khi im lìm trước đau khổ, bất nhân,
Khi ngoảnh mặt lấy cớ “không chính trị.”

Hãy lẳng lặng nghe Chúa lời chân lý:
“Hãy đi nói con cáo phỉ ấy rằng. . . [Lu-ca 13:32]
Chớ bỏ qua công lý.  Đã quên chăng! [Lu-ca 11:42]
Hãy giúp tiếng người không răng phát biểu,
Hãy nói lớn quyền kẻ cùng cực thiếu. [Châm Ngôn 31:8]
Hãy nói lên, phán đoán triệu công minh,
Hãy vực bênh người nghèo đói tội tình. [Châm Ngôn 31:9]
Hãy xét xử nước công bình lai láng,
Hãy để cho chính trực không hề cạn. [A-mốt 5:24]
Hỡi này người, Ta sẽ phán cho ngươi
Biết đâu là thiện ác để vâng lời:
Hãy can đảm thi hành ngôi chính trực,
Hãy yêu với tình trung kiên thơm nức,
Và bước đi cùng với Đức Chúa Trời
Trong hạ mình để vâng phục muôn Lời. [Mi-ca 6:8]
Sao Ta đói, thức ăn ngươi không giúp!
Sao Ta khát, các người quên cho uống!
Khách là Ta, ngươi chẳng muốn đón vào!
Ta ốm đau, các ngươi lại lãng xao!
Ta tù ngục, các ngươi nào để ý!” [Ma-thi-ơ 25:41-43]

Ôi còn biết bao nhiêu là chân lý
Kinh Thánh ghi rõ rõ kỹ mười mươi
Cơ-đốc-nhân phải tâm niệm theo Lời.
“Không chính trị” chỉ là nơi ngụy lý,
“Không chính trị” là người không lý trí,
Không lương tâm vô cảm thí dân tình.

Chúa Giê-su không yên lặng làm thinh,
Trước bạo lực, bạo binh vô nhân đạo.
Bởi thế đó chính quyền tuyên án láo
Xử tử Ngài khi tuổi dạo thanh xuân.

Chỉ ba năm Chúa huấn luyện bạn thân
Và chính họ thay cán cân lịch sử,
Nhúm đệ tử đã làm nên đại sự
Khi vâng theo Lời Chúa cứ chiến chinh
Bởi quyền năng của Đức Chúa Thánh Linh
Trong trận chiến tứ hình đây rõ mặt:
“Những lãnh đạo, những cầm quyền độc ác,
Những thế quyền thế giới mạt tanh hôi,
Những thần linh gian ác các tầng trời.” [Ê-phê-sô 6:12]

Tin Lãnh hỡi hãy chiếu ngời ánh sáng!
Hãy là mắt, miệng, tay, chân của Đấng
Đã yêu thương cứu thân phận Việt Nam.
“Đừng sợ chi!”  Đừng sợ lũ quan tham. [Ma-thi-ơ 10:31]
Hãy đứng dậy ta cùng làm đại cuộc,
Dẫu cường bạo không thắng ta nổi được.

Chúa đang chờ đội mão phước triều thiên
Khi ta về với Ngài cõi viễn miên.









































Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2016

Tội Lỗi của Người Tin Lành


By Thang Chu
California – January 3, 2016



 “Nhưng khốn cho các ông là người Pha-ri-si, vì các ông dâng phần mười bạc hà, rau cần, và mọi thứ rau cỏ, mà bỏ qua công lý và lòng yêu kính Đức Chúa Trời.  Các ông cần phải làm các điều này nhưng đừng bỏ các điều kia.” (Lu-ca 11:42 NVB)

Tin Lành Việt Nam từ lâu đã bị dạy sai là không làm “chính trị.”  Rồi do hiểu sai “chính trị” nên suy ra hễ làm gì dính líu đến vấn đề công bằng xã hội, giúp đỡ người cùng khốn, bênh vực người bị áp bức, là bị buộc vào làm “chính trị”! 

Thậm chí có người nói chỉ rao giảng Lời Chúa mới được phước, còn bị bắt bớ vì nhân danh Chúa và tình yêu của Ngài mà lên tiếng cho công lý sẽ bị mất phước!

Nhưng Chúa Giêsu rõ ràng phán, “Nhưng khốn cho các ông là người Pha-ri-si, vì các ông dâng phần mười bạc hà, rau cần, và mọi thứ rau cỏ, mà bỏ qua công lý và lòng yêu kính Đức Chúa.  Các ông cần phải làm các điều này nhưng đừng bỏ các điều kia” (Lu-ca 11:42 NVB). 

Tình yêu của Đức Chúa Trời luôn thể hiện qua hành động dấn thân giúp người.  Chúa Giêsu là hiện thân của tình yêu đó qua các lời lên án của Ngài về sự bất công và áp bức của giai cấp lãnh đạo tôn giáo lẫn chính trị được thấy đầy dẫy từ Sáng Thế Ký đến Khải Huyền.  Thậm chí Chúa Giêsu dám gọi bạo chúa Hê-rốt là “con chồn cáo” và các vị Pha-ri-si là “mồ mả tô trắng.”  Chúa Giêsu phán rõ làm gì thì làm nhưng không được “bỏ qua công lý.”

Tin Lành Việt Nam đã tốn quá nhiều tiền xây nhà thờ bê-tông, gạch ngói hàng triệu US đô-la thậm chí hàng trăm ngàn US đô-la cho truyền giáo mỗi năm, nhưng lại bỏ quên những người nghèo khổ, những thương phế binh, những cô nhi góa phụ, những dân oan, những người bị tra tấn bằng bạo lực hoặc tinh thần đến chết (như trường hợp tín đồ Tin Lành anh Đoàn Thành Trực chết tháng 9 năm 2011 ngay tại đồn công an).

Riêng việc xây nhà thờ cũng đã thấy cái vô tâm của những lãnh đạo Tin Lành.  Không một nhà thờ nào có lối đi đặc biệt cho người phế tật!  Chính tôi đã bồng một thanh niên bị chứng tê cứng người lên điện thờ (santuary) tại nhà thờ Tô Hiến Thành, Sài Gòn, mỗi tuần suốt cả năm cho đến khi tôi đi Mỹ.  Những nhà thờ xây dựng to lớn mới đây cũng vô tâm y vậy, như nhà thờ Tây Ninh.  Và còn bao nhà thờ Tin Lành vậy nữa!

Anh chị em Tin Lành phải học hiểu anh chị em Công Giáo.  Như Dòng Chúa Cứu Thế đã nghĩ đến những thương phế binh.  Hoặc những linh mục dám lên tiếng cho công bằng bác ái và trả giá bằng tù đày thậm chí cái chết.  Các vị làm theo lời Chúa Giêsu đã dạy dám lên tiếng cho công lý chống những “chồn cáo.”

Người Tin Lành đã vịn cớ “không làm chính trị” để trốn tránh trách nhiệm và sứ mạng của Đức Chúa Trời: “Con hãy nói lên thay cho những kẻ không quyền phát biểu; Hãy nói lên quyền lợi của mọi kẻ cùng cực.  Hãy nói lên, hãy phán đoán công chính; Hãy bênh vực quyền lợi của những người nghèo nàn, thiếu thốn.” (Châm Ngôn 31:8, 9).  Thậm chí có ai nói lên là bị gán cho tội “chính trị.”  Vì thế Tin Lành mất phước!  Và đến nay, sau 100 năm, chỉ có 1,4% dân số Việt xưng mình là Tin Lành, trong đó hết 2/3 là người sắc tộc thiểu số, là những người bị đau khổ và chịu áp bức nhiều nhất!

Tôi có hỏi một người Tin Lành tin rằng, “Tin Lành không làm chính trị,” rằng: “Anh muốn các tổng thống Mỹ là tín đồ Hồi, Phật, Khổng, Lão, hay Chúa?” 

Riêng Tin Lành Việt Hải Ngoại, lẽ ra phải lên tiếng cho công lý trong danh Chúa Giêsu hơn ai hết vì được ở trong những xứ sở Tin Lành đặt công lý làm đầu, lại càng im lặng hơn ai hết.   Phải chăng họ im lặng vì sợ không được về Việt Nam?  Nước nào giá trị vĩnh cửu, Việt Nam hay Thiên Đàng?

Câu hỏi này gợi lên sự thật là càng yêu Chúa càng phải dấn thân vào đời sống xã hội con người qua mọi lĩnh vực, quan trọng nhất vẫn là chính trị vì nó ảnh hưởng đến mọi phương diện sống của con người.

Hai câu Kinh Thánh sau đây khiến chúng ta suy nghĩ thêm:

“Phước cho nước nào có CHÚA làm Đức Chúa Trời mình, dân tộc nào được Ngài chọn làm cơ nghiệp.” (Thi Thiên 33:12)

“Hãy cất xa khỏi Ta tiếng ca hát ồn ào, Ta chẳng muốn nghe tiếng đàn hạc của các ngươi!  Nhưng hãy để cho sự xét xử công bình trào lên như nước, sự chính trực như dòng sông không hề cạn!” (A-mốt 5:23, 24)