Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015

Ý Thức Của Cơ-đốc-nhân về Chính Phủ

Tại sao Hoa Kỳ là cường quốc dù mới lập quốc 239 năm (từ 1776). Tất cả do ý thức.


By Stephen McDowell
Dịch: Thang Chu – August 21, 2015


Tất cả cai trị bắt đầu trong lòng một người có khả năng (hoặc bất năng) để hướng dẫn, làm theo lệ, quản lý, và điều khiển đời người đó.  Có hai lãnh vực cai trị - nội tại và ngoại tại.  Cai trị nội tại là tự-trị-mình.  Cai trị ngoại tại xảy ra trong gia đình, hội thánh, kinh doanh, hiệp hội, và chính phủ dân sự.  Những phương diện ngoại tại của cai trị là phản ảnh mức độ tự-trị-mình nội tại mà một người hoặc một dân tộc nắm giữ.  Cai trị nội tại là nguyên cớ cho cai trị ngoại tại.

Dòng chảy quyền lực trong xã hội Cơ-đốc là từ nội tại đến ngoại tại, từ trong-ra-ngoài.  Tất cả thẩm quyền và quyền lực đền từ God.  Nó tuôn chảy từ Ngài vào lòng và trí một người, và rồi ra khỏi để vào gia đình, hội thánh, kinh doanh, trường học, và lĩnh vực dân sự.  Ý thức này ảnh hưởng lớn lao sự phát triển chính phủ ở Mỹ.  Elias Boudinot, Chủ Tịch Quốc Hội Lục Địa và Chủ Tịch đầu tiên của Hiệp Hội Kinh Thánh Hoa Kỳ, tiết lộ nguyên tắc nền tảng qua đó Hoa Kỳ được thành lập:

“Yếu tố chính yếu khác cho hạnh phúc mà chúng ta vui hưởng như một quốc gia, và nổi lên từ những nguyên tắc của cuộc cách mạng đó, ấy là quyền mỗi người dân phải tự-trị chính họ theo cách họ cho là tính toán tốt nhất cho ích lợi chung.”

Đây là nhận thức mới, vì hầu hết lịch sử, con người sống dưới “luật của kẻ cai trị,” nơi những người cai trị làm luật và nhân dân không có lựa chọn trong vấn đề này.  Tuy nhiên, ở Mỹ, nhân dân làm luật, và mọi người, gồm những người cai trị, phải tuân theo những luật đó.

Những Nhà Sáng Lập Hoa Kỳ hiểu rằng nhân dân không thể cai trị chính họ trong vấn đề dân sự nếu họ không cai trị chính đời sống bản thân họ tốt.  Robert C. Winthrop, Phát Ngôn Viên cho Hạ Viện Hoa Kỳ từ năm 1847-49, nói năm 1849:

“Tất cả xã hội loài người phải được cai trị theo cách này hoặc cách kia.  Họ càng được Chính Phủ Nhà Nước bớt nghiêm ngặt chừng nào, họ càng phải tự-trị bản thân chừng nấy.  Họ càng ít phụ thuộc vào luật công cộng hoặc lực lượng trật tự chừng nào, họ càng phải phụ thuộc vào sự tự chủ đạo đức bản thân chừng nấy.  Con người, vắn tắt là, phải cần được khống chế hoặc bằng quyền lực trong họ, hoặc bằng quyền lực ngoài họ; hoặc bằng Lời Chúa, hoặc bằng sức mạnh con người; hoặc bằng Kinh Thánh hoặc bằng lưỡi lê.”

Cơ sở cho khả năng con người để cai trị tốt chính họ được đâm rễ trong bản thân họ về việc vâng phục một quyền lực cao hơn.  Sự tận hiến vững vàng của các Nhà Sáng Lập Hoa Kỳ đối với Chúa, cũng như tận hiến của họ để cai trị đời sống họ theo luật Ngài như được chép trong Kinh Thánh, là nền tảng cho việc tự-trị tại Hoa Kỳ.  Xem xét hàng chục điều về hiến pháp, khế ước, và hiến chương được viết trong Hoa Kỳ thuộc địa cho thấy rõ rằng nguồn luật dân sự của họ được tìm thấy trong Kinh Thánh.  Ví dụ: trong đạo luật Cấu Trúc Tự Do Massachusetts (là tiền đề cho Đạo Luật Nhân Quyền), được viết bởi Mục Sư Nathaniel Ward năm 1641, Ngũ Kinh (năm sách đầu trong Kinh Thánh) là cơ sở cho bộ hình luật đó, và “trong trường hợp sai lầm của luật trong bất cứ trường hợp đặc biệt nào,” tiêu chuẩn là “lời Chúa.”  Thường thường dân thuộc địa sẽ trưng dẫn trực tiếp từ Kinh Thánh và đưa đối chiếu để minh chứng luật dân sự của họ, như đã thấy, ví dụ, trong luật Pilgrims.

Việc tự-trị-mình bị giới hạn khi tách rời khỏi Chúa; vì thế, khả năng tự-trị-mình tốt bị giới hạn nơi nào nhân dân và lãnh đạo không tự-trị họ và quốc gia họ dưới hướng dẫn của Thiên Chúa.  George Washington nói, “Không thể cai trị vũ trụ mà không có giúp đỡ của Đấng Siêu Việt.”

Ý thức Cơ-đốc-nhân về cai trị dẫn đến việc thành lập Cộng Hòa Liên Bang Hiếp Pháp Cơ-đốc Hoa Kỳ.  Đó là quán quân trong lịch sử và là khả dĩ duy nhất bởi vì công dân được tự-trị-mình.

Nền tảng tự-trị-mình được đặt ngay trong những gia đình của một quốc gia.  Các gia đình phải sớm bắt đầu dạy nguyên tắc tự-trị-mình.  Một đêm kia, cách đây nghiều năm tôi đang dạy con trai tôi, lúc đó khoảng năm tuổi, về tự-trị-mình.  Tôi cho cháu định nghĩa cháu có thể hiểu, nói với cháu rằng “tự-trị-mình là làm điều con phải làm mà không cần ai bảo con.”  Sáng hôm sau cháu thức dậy sớm, dẫn tôi đến phòng ngủ cháu, chỉ vào giường cháu, mà cháu đã xếp gọn tất cả do chính cháu mà không ai bảo cháu phải làm vậy, rồi nhận xét: “Ba à, con đã tự-trị-mình, phải không?”  Sự biến hóa một quốc gia bắt đầu với những bước nhỏ như vậy.

Dòng chảy quyền lực trong một xã hội Cơ-đốc-giáo là từ trong-ra-ngoài.  Dòng chảy quyền lực trong xã hội ngoại giáo là từ ngoài-vào-trong, từ trên-xuống-dưới.  Dòng chảy từ-trên-xuống này xảy ra vì nhân dân xem người cai trị như nguồn quyền lực và thẩm quyền - họ là thẩm quyền tối cao trên trần gian.  Tuy nhiên, nhà nước không phải là đấng cứu thế nhân loại, cũng không là thẩm quyền tối cao trên trần gian.  Hoàng Đế Caesar nghĩ ông ta là vậy, nhưng Chúa Giêsu phán rõ thẩm quyền của ông ta là từ Thiên Chúa và có giới hạn.  Hầu hết các lãnh đạo suốt lịch sử đã có tâm thần trạng giống Caesar này, với đồng thuận của hầu hết công dân.  Sự lan tràn ý thức Cơ-đốc-nhân, đặc biệt sau cuộc Cải Cách Tin Lành, đã thay đổi điều này trong nhiều quốc gia, nhưng, thật chẳng may, đa số các quốc gia này đang trở lại quan điểm ngoại giáo về chính phủ.  Nhiều người tại Mỹ cũng đang nắm lấy ý thức này.  Khi vấn nạn đến, ai là người nhân dân tìm xin giúp đỡ, trợ cấp, và “cứu rỗi”?  Nhiều người trước hết tìm chính phủ do dân, nghĩ rằng chính phủ mắc nợ họ việc cứu trợ này.  Nhiều người trong giới truyền thông đồng ý và thường trách móc chính phủ nếu họ không hành động nhanh đủ, hiệu quả, hoặc cung cấp đủ cứu trợ.  (Vì đây không là mục đích của chính phủ do dân để cung cấp mọi thứ cho công dân, chính phủ đó sẽ không bao giờ làm điều này có hiệu quả và hiệu suất.)

Người thế tục không có đấng cứu thế, vì thế họ thường xem chính phủ là đấng cứu thế của họ - để đem lại hòa bình, thiết lập điều không tưởng, cung cấp vật chất, và vân vân.  Cơ-đốc-nhân có một đấng Cứu Thế và không cần chính phủ làm điều này.  Từ tầm nhìn Cơ-đốc-nhân, chính phủ do dân chỉ là thiết định bởi Trời với chức năng luật pháp, nhưng rất giới hạn trong cái phải làm.  Chính phủ phải bảo vệ người công chính, trừng phạt kẻ làm ác, và điều hành công lý của Thiên Chúa trong lãnh vực dân sự nằm dưới thẩm quyền chính phủ.

Ý thức Cơ-đốc-nhân về chính phủ dạy rằng nhà nước tồn tại để phục vụ con người, không được ngược lại; rằng sự cai trị tuôn chảy từ trong ra ngoài, từ đáy-lên; rằng chính phủ bắt đầu với tự-trị-mình, rồi tuôn chảy đến gia đình, hội thánh, và lãnh vực dân sự.