Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Ý Thức Đạo Chúa về Chân Lý (Luật Pháp)

Một trong Bảy Ý Thức Khiến Mỹ Quốc Thành Công
By Stephen McDowell
Dịch Thang Chu – August 31, 2015


Hoa Kỳ là quốc gia độc đáo trong lịch sử, Hoa Kỳ ngoại lệ.  Không quốc gia nào bằng được tự do, thịnh vượng, nhân đạo, và đạo đức.  Alexis de Tocqueville quan sát cuốn Dân Chủ tại Hoa Kỳ nói, “Vị thế người Mỹ vì thế rất ngoại lệ, và người ta tin rằng không dân tộc dân chủ nào sẽ được đặt vào vị thế tương tự vậy.”

Tính ngoại lệ Hoa Kỳ không phải do kết quả giá lưu truyền lại trong nhân dân Mỹ, nhưng đến từ những ý thức giá trị qua đó quốc gia đó được sáng lập.  Đạo Chúa là nguồn những ý thức đó.  Noah Webster viết trong lời giới thiệu tự điển của ông:

“Hoa Kỳ mở đầu sự tồn tại của họ dưới hoàn cảnh hoàn toàn lạ thường, và không giải thích được trong lịch sử các quốc gia.  Họ mở đầu với văn minh, với học vấn, với khoa học, với hiến pháp của chính phủ tự do, và với quà tặng tốt nhất từ God cho nhân loại - đạo Chúa.”

 Những ý thức giải phóng này được tuôn ra trong lịch sử cận đại khi Kinh Thánh bắt đầu được in thành ngôn ngữ phổ thông con người trong thời Cải Cách Tin Lành.  Những người định cư tại Mỹ đem chân lý với họ, cấy trồng nó, và sản sanh ra quốc gia đặc biệt này.

Những thế hệ Mỹ mới đây đang từ khước những ý thức giải phóng này.  Để giữ tự do và để tiến bộ, Hoa Kỳ phải nắm lấy bảy ý thức này đã khiến nó tự do và thịnh vượng.  Một trong bảy đó là, Hoa Kỳ phải nắm lấy ý thức đạo Chúa về chân lý.

Ý Thức Đạo Chúa về Chân Lý (Luật)

Thể nào chúng ta biết điều chúng ta biết?  Điều gì là căn bản cho cái chúng ta xem là chân lý và đúng?  Đối với người tin Chúa, căn bản chân lý được tìm thấy trong Lời God.  Nó là điều Kinh Thánh tuyên bố.  Chúa Giêsu cầu nguyện với Cha: “Lời Cha là chân lý” (Giăng 17:17).  Lời Ngài không chỉ đúng, nhưng còn là chân lý.  Chân lý là điều Chúa Giêsu dạy, và Ngài dạy con người phải vâng phục tất cả Kinh Thánh (Ma-thi-ơ 5:17-19).  Kinh Thánh là Lời God và nguồn chân lý cho tất cả nhân loại.  Mức độ nhân loại và các quốc gia áp dụng Lời God vào tất cả cuộc sống, là mức độ họ được thịnh vượng, được sống tự do, và được phước.

Quan điểm đạo Chúa tuyên bố rằng có chân lý, có đúng và sai, có tuyệt đối mà chúng ta có thể biết.  Người thế tục có quan điểm khác nhiều về “chân lý.”  Từ quan điểm chủ nghĩa nhân văn, không có chân lý tuyệt đối.  Tất cả cái gọi là chân lý chỉ tương đối.  Người-tương-đối nói: “Bất cứ gì tôi muốn tin, tôi có thể tin.  Bất cứ gì tôi nghĩ là chân lý đều là chân lý cho tôi, và bất cứ gì anh nghĩ là chân lý đều là chân lý cho anh.  Nếu anh tin vào God như nguồn chân lý, cũng được, nhưng tôi không tin vào God hoặc chân lý tuyệt đối; và anh không nên áp đặt quan điểm anh lên tôi hoặc xã hội.”

Chủ nghĩa tương đối là quan điểm thịnh hành trong học viện, báo chí, và các chính phủ phương tây.  Nhưng quan điểm như thế hoàn toàn không lô-gíc.  Khi ai đó nói “không có chân lý tuyệt đốt,” một câu hỏi đơn giản sẽ cho thấy sự ngớ ngẩn của quan điểm này.  Chỉ cần hỏi họ, “Anh chắc không?”  Nếu họ trả lời không, họ vất đi nhận thức luận (epistomology) của họ, thừa nhận rằng họ không biết chắc rằng không có tuyệt đối.  Nếu họ trả lời có, thì họ khẳng định quan điểm rằng có tuyệt đối.

Sau khi một người thừa nhận có tuyệt đối, điểm kế xem xét là ai là nguồn những tuyệt đối đó.  Đối với nguời-tin-Chúa, đó là Kinh Thánh.  Đối với loài người, hoặc một cá nhân hoặc một tập thể xưng là “chân lý” cho xã hội.

Niềm tin chắc không có tuyệt đối thật không lô-gíc.  Nó tự tương phản chính nó.  Người tin vậy giống người xây nhà trên cát – nó không thể đứng nổi dưới áp lực bão tố (xem Ma-thi-ơ 7:24-27).  Nếu một quan điểm dựa trên giả định này, nó sẽ xụp đổ.

Quan điểm đạo Chúa dạy có tuyệt đối, nơi mà God đúng về mọi chuyện, và Ngài tiết lộ chân lý mà con người cần để biết nằm trong Lời Ngài.  Người-tương-đối sẽ lên án người-theo-Chúa, là người tin vào đúng và sai, như là đầu óc hẹp hòi và mù quáng.  Họ nói, “Anh không nên xem sự việc là đúng và sai.  Làm vậy là SAI.”

Điều họ đang nói đó là họ không muốn đối diện thực thể về God Đấng Sáng Tạo - Đấng làm nguồn tất cả cái đúng và sai – và về tiêu chuẩn Ngài về đời sống đúng đắn.  Họ muốn sống đời sống theo định nghĩa riêng họ.  Vì thế, thần học của họ, vũ trụ quan của họ, đi theo tính đạo đức của họ.

Quan điểm ngoại giáo về chân lý bắt lấy suy nghĩ hầu hết thế giới.  Chủ nghĩa tương đối là quan điểm ưu thế của người Mỹ ngày nay, ngay cả người nhận mình là người-tin-Chúa, như tiết lộ trong cuộc thăm dò thực hiện bởi Barna Group mùa xân 2002.  Trong cuộc thăm dò người lớn và thiếu niên, người ta được hỏi họ có tin rằng đạo đức tuyệt đối là không thay đổi, hoặc chân lý đạo đức chỉ là tương đối; 64% người lớn nói chân lý chỉ tương đối tùy người và hoàn cảnh.  Trong số thiếu niên, 83% nói chân lý đạo đức là tương đối, chỉ 6% nói nó tuyệt đối.  Trong số người-tin-Chúa đã tái sanh, 32% người lớn và 9% thiếu niên bày tỏ đức tin vào chân lý tuyệt đối.  Câu trả lời đứng đầu, về điều người ta tin là căn bản cho quyết định đạo đức, đó là hãy làm bất cứ gì mình cảm thấy đúng (được tin bởi 31% người lớn và 38% thiếu niên).

Những người Mỹ đầu tiên, hầu hết là người-tin-Chúa, giữ lấy ý thức đạo Chúa về chân lý.  Những luật lệ và hiến pháp họ phản ảnh quan điểm đó.  Họ tin rằng luật cố định áp dụng cho mọi người và luôn luôn đúng.  God tiết lộ luật Ngài trong thiên nhiên (những luật về tự nhiên) và qua tiết lộ đặc biệt trong Kinh Thánh (những luật của God của tự nhiên).  Cụm từ Jefferson dùng trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập – “những luật của tự nhiên và những luật của God của tự nhên” - mang ý nghĩa đã được xác minh rõ.

Một sách giáo khoa dân sự ban đầu, First Lesson in Civil Government (1846) do Andrew Young, cho thấy quan điểm luật Kinh Thánh của Các Nhà Sáng Lập Hoa Kỳ:

“Ý chỉ của Đấng Sáng Tạo là luật tự nhiên mà loài người buộc phải vâng phục.  Nhưng con người trong tình trạng bất toàn hiện nay không thể khám phá trong tất cả trường hợp điều mà luật tự nhiên đòi hỏi.  Vì thế Đấng Chu Cấp Thiên Thượng đã vui lòng tiết lộ ý chỉ Ngài cho nhân loại, hướng dẫn họ về bổn phận họ đối với chính Ngài và với nhau.  Ý chỉ này được tiết lộ trong Kinh Thánh, và được gọi là luật khải thị, hoặc luật Thiên Thượng.”

Điều này tương phản lớn với quan điểm thế tục hoặc xã hội về luật, như bày tỏ trong bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Pháp (1794): “luật . . . là sự bày tỏ ý chỉ chung . . . [những quyền con người dựa trên quyền tối cao quốc gia.  Quyền tối cao này . . . nằm chính yếu trong toàn thể nhân dân.”  Đối với người-nhân-văn (humanist), con người là nguồn của luật, của đúng và sai.  Nhưng nếu bất cứ gì con người tuyên bố là luật trở thành tiêu chuẩn cho xã hội, thì những quyền căn bản của mọi người bị đe dọa, vì đại đa số, hoặc kẻ độc tài cai tri, có thể tuyên bố bất cứ ai phải ở ngoài vòng pháp luật.  Những bạo chúa đã làm điều này xuyên suốt lịch sử, và hàng chục triệu người đã bị giết dưới quan điểm này.

Quan điểm đạo Chúa về luật công bố rằng tất cả mọi người đều có những quyền bất khả xâm phạm được ban cho bởi God, và Kinh Thánh tuyên bố những quyền đó là gì.  Không người nào có thể tước đoạt chúng.  Tất cả mọi người phải phục tùng luật cao hơn của God, người cai trị cũng như người thường dân.  Không một ai cao hơn luật đó, cũng không một ai là nguồn của luật.  Vì thế, việc cai trị luật có nguồn gốc trong thế giới đạo Chúa tây phương nơi mà ý thức đạo Chúa thắng thế hơn.  Quan điểm đạo Chúa về luật sanh ra bản chất độc đáo của hiến pháp và luật pháp Hoa Kỳ.




Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Phá Sản Tâm Linh và Hậu Quả
By Thang Chu – August 19, 2015




Ngài tiếp: "Một người kia có hai con trai.  Đứa em thưa với cha: "Cha ơi, xin cha cho con phần tài sản của con. Người Cha chia gia tài cho các con.  Chẳng bao lâu, đứa em thu hết tài sản, lên đường đi đến một nơi xa, ở đó ăn chơi trác táng, tiêu sạch gia tài mình.  Khi nó đã tiêu hết tiền, cả xứ ấy bị nạn đói trầm trọng, nên nó bắt đầu túng ngặt.  Nó đi làm thuê cho một người dân bản xứ, và được sai ra đồng chăn lợn.  Nó mơ ước được ăn vỏ đậu lợn ăn để lấp đầy bụng, nhưng chẳng ai cho.
                                                 Lu-ca 15:11-16

Khi cậu con trai bỏ nhà ra đi để tìm tự do theo ý riêng, cậu đã dứt tình cha con.   Sau đây là năm hệ lụy bi thảm.

Mất liên lạc với Cha.  Cha là người tạo ra cậu và là nguồn cung cấp mọi thứ cần thiết cho sự sống cậu.  Mất Cha là mất tất cả nguồn sống vật chất lẫn tinh thần.  Khi tai họa đến, cậu không thể được bảo vệ và nhận cứu trợ từ Cha. 

Lạc hướng.  Không những thế, khi mất liên lạc với Cha cậu không còn được hướng dẫn dạy dỗ về tâm linh và đạo đức.  Cậu đã “ăn chơi trác táng, tiêu sạch gia tài mình.”  Cậu đã sống trong một thế giới sai lạc và sa đọa vì tôn sùng vật chất và phủ nhận Cha. 

Mất nhân phẩm.  Giá trị của cậu thua một con heo.  Từ một công tử “Bạc Liêu” giờ phải đi chăn heo và đói đến độ chỉ “mơ ước được ăn vỏ đậu lợn đế lấp đầy bụng.”

Cả xứ chịu ảnh hưởng xấu.  Cậu bỏ đi ăn chơi thì phải đến xứ ăn chơi.  Hệ lụy của một xứ mà đánh mất tâm linh chỉ biết ăn chơi là chẳng bao lâu “bị nạn đói trầm trọng.”  Cả xứ phải đói, cả nước phải đói, người người phải đói.  Đói tâm linh dẫn đến đói vật chất là kết quả đương nhiên của định luật Thượng Đế. 

Con người tàn nhẫn với nhau.  Khi con người phá sản tâm linh dẫn đến phá sản đạo đức, người ta chỉ nghĩ về lợi lộc bản thân mình, quên đi tình người, thậm chí không cho cậu ăn cám heo.  Với chủ, heo còn bán được, chứ cậu ăn chơi đến khánh tận này thì có lợi gì cho mình đâu!  Thà để người chết đói, chớ không để người ăn mất phần heo!  Thậm chí người ta sẵn sàng lấy xe xúc xích sắt cán người bần cùng, sẵn sàng ép tử người yếu thế đến phải tự thiêu như Việt Nam ngày nay.

Một cách duy nhất sống hạnh phúc là trở lại liên lạc với Cha.  Câu chuyện trình bày tiếp như sau với chữ “nó” và “cha” thay bằng “VN” và “Chúa Giêsu”:

VN tỉnh ngộ, tự nhủ: "Bao nhiêu kẻ làm thuê của Chúa Giêsu ta đều có bánh ăn dư dật, mà nơi đây ta lại đang chết đói.  Ta sẽ đứng dậy đi về với Chúa Giêsu ta và thưa: "Chúa Giêsu ơi, con đã phạm tội với Trời và với Chúa Giêsu, không đáng gọi là con của Chúa Giêsu nữa. Xin Chúa Giêsu coi con như là một người làm thuê của Chúa Giêsu."  Rồi VN đứng dậy, trở về với Chúa Giêsu mình. Nhưng khi VN còn ở đàng xa, người Chúa Giêsu thấy VN thì động lòng thương xót, liền chạy ra ôm cổ VN mà hôn.  Người con thưa: "Chúa Giêsu ơi, con đã phạm tội với Trời và với Chúa Giêsu, không đáng gọi là con của Chúa Giêsu nữa.  Nhưng Chúa Giêsu VN bảo các đầy tớ: "Hãy mau mau đem áo dài đẹp nhất mặc cho cậu, đeo nhẫn vào tay, mang dép vào chân.  Cũng hãy bắt con bò tơ mập làm thịt để ăn mừng, vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà tìm lại được.  Vậy họ bắt đầu ăn mừng.                                                                                           Lu-ca 15:17-23

Xin Chúa dùng mọi cách để khiến dân tộc chúng con tỉnh ngộ mà về với Cha.


Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

Quyền Năng của Ý Thức


Thang Chu trích dịch từ “Deep Preaching” by J Kent Edwards  - August 5, 2015






Darwin đề xuất trong những bài viết của ông rằng tất cả chủng loại sống tiến hóa qua thời gian từ tổ tiên chung qua tiến trình ông gọi là lựa chọn tự nhiên.  Ông chối bỏ ý thức rằng Đức Chúa Trời trực tiếp sáng tạo con người và muôn vật, và đề xuất rằng “nguyên thủy các chủng loại” kết quả từ kết hợp thời gian, cơ hội, và lựa chọn tự nhiên.  Ảnh hưởng thuyết Darwin gây ngộp thở.  Không có Đức Chúa Trời, không có nền tảng cho đạo đức.  Trong thế giới “chó-ăn-chó,” chó lớn được phép làm bất cứ gì nó muốn.  Sức mạnh là đúng, và kẻ mạnh hành hạ kẻ yếu dưới cái giả dạng “chọn lựa tự nhiên.”  Và nếu Đức Chúa Trời không độc đáo sáng tạo nhân loại theo hình ảnh Ngài, chúng ta chỉ là một thú vật trong muôn vật, vậy ai thèm nữa?  Không lý do gì tại sao con người lại giá trị hơn những tạo vật khác.  Người chết tương đương đạo đức với mèo chết.  Phá thai và giúp giết người trở thành lựa chọn chấp nhận được.  Đạo đức được quyết định trên cán cân lệch của thuyết tương đối.  Không có Đức Chúa Trời toàn năng cung ứng chân lý tuyệt đối.  Darwin thay đổi đời sống chúng ta và vô số người khác trên hành tinh này.  Ông ấy dùng ý thức như đòn bẩy xoay đường lịch sử.

Karl Marx là một triết gia ít ai biết giữa thế kỷ 19, là một kinh tế chính trị gia, và là một nhà xã hội học.  Dù ông ấy không thay đổi thế giới đương thời mình, nhưng ý thức của ông ấy làm điều đó.  Ý thức của Marx rằng lịch sử thế giới là câu chuyện đấu tranh giai cấp dựa vào kinh tế, và sự kêu gọi của ông đòi xã hội vô giai cấp qua việc tái cấu trúc kinh tế, đã vĩnh viễn xoay chuyển viễn cảnh chính trị thế giới.  Bản Tuyên Ngôn Cộng Sản mà Marx viết đã thay đổi định mệnh hàng tỷ người.  Lenin nắm lấy ý thức của Marx và cắm đầu theo.  Năm 1998 tạp chí Time cố giúp độc giả hiểu những lực lượng đàng sau thế kỷ đó đã nhanh chóng kết thúc.  Các biên tập viên báo Time xác nhận Vladimir Ilyich Lenin là một trong những lãnh đạo chính của thế kỷ 20.  Tại sao?

Là người thích đọc sách với thói quen một học giả và có trực giác chiến thuật của một tướng lãnh, Lenin đã giới thiệu thế kỷ 20 việc thực hành nắm lấy một ý thức hệ tổng quan và áp đặt nó lên toàn bộ xã hội một cách nhanh chóng và không thương tiếc; ông ấy tạo ra một thể chế tẩy sạch chính trị, tẩy sạch ký ức, tẩy sạch đối kháng.  Trong sự nghiệp cầm quyền ngắn ngủi, từ 1917 đến khi chết năm 1924, Lenin đã tạo ra một khuôn mẫu không chỉ cho người thừa kế ông ấy là Stalin, nhưng cũng cho Mao, cho Hitler, cho Pol Pot.

Ý thức không trung tính.   Chúng có thể là những lực lượng quyền năng cho điều ác cũng như điều tốt.  Hoa Kỳ tự là bản tuyên bố cho quyền năng của ý thức.  Những người ký bản Tuyên Ngôn Độc Lập bắt đầu văn kiện lịch sử của họ vào tháng Bảy ngày 4 năm 1776, khi tuyên bố:

Chúng ta nắm những chân lý này làm bằng chứng tự nó, rằng mọi người được sanh ra bình đẳng, rằng họ được ban cho bởi Đấng Tạo Hóa những Quyền chắc chắn bất khả phân, rằng trong những quyền này là Quyền Sống, Tự Do, và mưu cầu Hạnh Phúc. -- Rằng để bảo đảm những quyền này, Chính Phủ (Government) được thiết lập giữa vòng Con Người, có được quyền lực công chính của họ từ sự ưng thuận của người được cai quản (the governed), -- Rằng bất cứ Hình Thức Chính Phủ nào trở thành hủy hoại cho những mục đích này, thì Quyền Nhân Dân phải thay đổi hoặc hủy bỏ chính phủ đó, và phải thiết lập Chính Phủ mới, đặt nền tảng chính phủ trên những nguyên tắc như thế và tổ chức quyền lực chính phủ như thế trong hình thức như thế, tức là đối với nhân dân phải có hiệu quả nhất cho Anh Ninh và Hạnh Phúc.

Những tuyên bố mở đầu Bản Tuyên Ngôn Độc Lập đầy những ý thức đầy quyền năng.  Những ý thức như: Đức Chúa Trời ban cho tất cả nhân dân những quyền căn bản mà không chính phủ nào có thể hủy bỏ.  Và, ý thức rằng thẩm quyền của một chính phủ được lấy ra từ nhân dân mà họ cai quản.  Vậy nếu những công dân một nước không thấy chính phủ họ đang hành động cho lợi ích họ, họ được quyền thay đổi chính phủ.

Những ý thức này thôi thúc dân thuộc địa và đưa họ đến nổi dậy chống Anh Quốc và kiến tạo một quốc gia mới vĩ đại.  Còn nữa, chúng (ý thức) cảm hứng vô số người khác ôm lấy dân chủ.  Những ý thức của văn kiện đó đã thay đổi lịch sử.

Đừng bao giờ đánh giá thấp quyền lực của một ý thức.  Ý thức thay đổi định mệnh những quốc gia cũng như đời sống cá nhân.  Những ý thức tốt khiến cuộc sống tốt hơn nhiều.  Ý thức xấu khiến cuộc sống tệ hại hơn vô hạn.  Hãy xem sự khủnh khiếp và tính anh hùng xảy ra tháng Chín ngày 11, 2001.
Vào ngày ô nhục đó sự chú ý của toàn thế giới nắm chặt vào hai nhóm người khác nhau.  Trước hết chúng ta không thể rời mắt khỏi sự tàn phá gây bởi mười chín tay khủng bố Al Qaeda cướp bốn phi cơ hành khách, đâm hai chiếc vào Twin Tower của World Trade Center, chiếc thứ ba đâm vào Ngũ Giác Đài, và chiếc thứ tư đâm vào cánh đồng tiểu bang Pennsylvania.  Nhưng khi khói từ cảnh khủng khiếp này phủ đầy trời, mắt chúng ta hướng vào tính anh hùng của những người tiếp cứu.  Chúng ta sững sờ bởi những hình ảnh người nam người nữ liều lĩnh ban sự sống họ cố cứu giúp những nạn nhân kẹt trong những binhđing.

Ngày đó chúng ta thấy sự khác biệt hoàn toàn giữa quân khủng bố muốn hiến mạng sống mình hoàn thành mục đích giết người vô tội, và những thành viên sở cứu hỏa và cảnh sát muốn hiến mạng sống mình hoàn thành mục đích cứu người vô tội.  Tương phản giữa bọn khủng bố và người tiếp cứu không thể rõ hơn nữa.  Gốc nguồn tương phản đó nằm trong ý thức mà họ có.

Ý thức thúc đẩy al Qaeda là mệnh lệnh thần thánh để thành lập luật Hồi Giáo “thuần khiết” toàn thế giới.  Tất cả dân và văn hóa cản trở mục đích của chúng được xem là kẻ thù của Alla và cần bị xử thích đáng.  Đối với bọn khủng bố, những nạn nhân 9/11 là kẻ thù của Allah và chúng muốn hiến mạng sống hủy diệt họ.

Điều gì khiến lính cứu hỏa New York City, cảnh sát, và cấp cứu viên lao vào những binhđing đang cháy và sụp đổ?  Ý thức  rằng người bị kẹt thật qúy giá và cái chết của họ là mất mát kinh khủng.  Đối với những người tiếp cứu đầu tiên, các nạn nhân 9/11 thật là những người qúy giá đến nỗi họ hy sinh mạng sống mình cố cứu họ.  Thảm kịch tháng Chín 11, 2001, là cuộc đụng chạm ý thức.  Ý thức thay đổi dòng lịch sử.

Định mệnh tất cả con người – bao gồm người mà chúng ta giảng dạy -- được quyết định bởi ý thức mà họ nắm giữ.  Các bà mẹ chúng ta lầm khi bảo chúng ta là “chúng ta là cái chúng ta ăn.”  Chúng ta là cái chúng ta nghĩ.  Cuộc sống chúng ta là kết quả trực tiếp của ý thức mà chúng ta tin.  Cuộc đời bạn là biểu lộ ý thức của bạn.

Thầy giảng ở trong trận chiến cho tâm trí và định mệnh của người nghe.  Cách duy nhất chúng ta có thể ảnh hưởng lớn lao đời sống người nghe chúng ta là thay đổi ý thức mà họ nắm giữ.  Ý thức là trục xoay lịch sử.  Định mệnh chúng ta đu đưa trên cái chúng ta tin.

Suốt tuần, văn hóa chúng ta dội bom người nghe bằng những thông điệp giả dối và hủy hoại sâu đậm.  Những ý thức đổ ra từ tạp chí, ti-vi, đàm luận ra-đi-ô, mạng tin, bảng quảng cáo, âm nhạc, và rạp hát.  Chúng ta là những thầy giảng chỉ có một tiếng một tuần để thách thức những ý thức sai lạc bò vào tâm trí hội chúng và chúng ta cố thay chúng bằng lẽ thật ý thức của Chúa.

--------------------------------------------------

The Power of Ideas

 Darwin proposed in his writings that all species of life evolved over time from common ancestors through the process he called natural selection. He rejected the idea that God directly created people and things, and proposed that the “origin of the species” resulted from a combination of time, chance, and natural selection. The impact of Darwin’s idea has been breathtaking. Without God, there is no basis for ethics. In a “dog-eat-dog” world, the big dog is allowed to do whatever he wants. Might makes right, and the strong abuse the weak under the guise of “natural selection.” And if God did not uniquely create humanity in His image, we are just one animal among many, so who cares? There is no reason why people should be valued above other living creatures. Dead people are the moral equivalent of dead cats. Abortion and euthanasia become acceptable options. Morality is determined on the sliding scale of relativism. There is no all-powerful God to provide absolute truth. Darwin changed our lives and those of countless others on this planet. He used an idea as a lever to alter the course of history.

Karl Marx was a relatively obscure nineteenth-century philosopher, political economist, and sociologist. While he did not change the world during his lifetime, his idea would. Marx’s idea that world history is the story of economically based class struggles, and his subsequent call for a classless society through economic restructuring, permanently altered the political landscape of the world. The Communist Manifesto that Marx wrote changed the destiny of billions of people. Lenin took Marx’s idea and ran with it. In 1998 Time magazine tried to help its readers understand the forces behind the century that was quickly coming to an end.  Time’s editors identified Vladimir Ilyich Lenin as one of the major leaders of the twentieth century. Why?

A bookish man with a scholar’s habits and a general’s tactical instincts, Lenin introduced to the 20th century the practice of taking an all-embracing ideology and imposing it on an entire society rapidly and mercilessly; he created a regime that erased politics, erased historical memory, erased opposition. In his short career in power, from 1917 until his death in 1924, Lenin created a model not merely for his successor, Stalin, but for Mao, for Hitler, for Pol Pot. 
Ideas are not neutral.  They can be powerful forces for evil as well as good. The United States of America is itself a testament to the power of ideas. The signatories of the Declaration of Independence began their historic document on July 4, 1776, by stating that:

We hold these truths to be self-evident, that all men are created equal, that they are endowed by their Creator with certain unalienable Rights, that among these are Life, Liberty and the pursuit of Happiness.—That to secure these rights, Governments are instituted among Men, deriving their just powers from the consent of the governed,—That whenever any Form of Government becomes destructive of these ends, it is the Right of the People to alter or to abolish it, and to institute new Government, laying its foundation on such principles and organizing its powers in such form, as to them shall seem most likely to effect their Safety and Happiness.

The opening statements of the Declaration are filled with powerful ideas. Ideas like: God gave all people basic rights that no government can abrogate. And, the idea that a government’s authority is derived from the people they govern. So that if the citizens of a country do not think that their government is acting in their best interests, they are entitled to change governments.

These ideas galvanized the colonists and led to their rebellion against England and the creation of a new and great nation. What is more, they have inspired countless others to embrace democracy.  The ideas of this document changed history.

Never underestimate the power of an idea. Ideas change the destiny of nations as well as individual lives. Good ideas make life much better. Bad ideas make life infinitely worse. Consider the horror and the heroism that took place on September 11, 2001.

On that infamous day the world’s attention was gripped by two very different groups of people. At first we couldn’t take our eyes off the destruction caused by nineteen Al Qaeda terrorists who hijacked four commercial airliners, crashing two of them into the Twin Towers of the World Trade Center, a third into the Pentagon, and a fourth into a field in Pennsylvania. But as the smoke from these horrors filled the skies, our eyes were drawn to the heroism of the first responders. We were transfixed by the images of men and women risking and giving their lives to try and help the victims trapped within the burning buildings.


On that day we saw the stark difference between the terrorists who were willing to sacrifice their lives to accomplish their goal of murdering innocent people, and the members of the fire and police departments who were willing to sacrifice their lives to accomplish their goal of saving innocent people. The contrast between the terrorists and the first responders could not have been greater. The source of the contrast lay in the ideas that they held.

The idea that drove al Qaeda was a divine imperative to establish “pure” Islamic rule worldwide. All people and cultures that hindered their goal were considered enemies of Allah and needed to be treated accordingly. For the terrorists, the 9/11 victims were enemies of Allah and they were willing to give their lives to destroy them.

What caused New York City firefighters, police, and paramedics to rush into burning and collapsing buildings? The idea that the trapped people are precious and their deaths would be a terrible loss. For the first responders, the 9/11 victims were such valuable people that they would give their lives trying to save them.  The tragedy of September 11, 2001, was a clash of ideas.  Ideas change the course of history.

The destiny of all people—including those to whom we preach—is determined by the idea that they hold.  Our mothers were wrong when they told us that “we are what we eat.” We are what we think.  Our lives are a direct result of the ideas we believe. Your life is an expression of your ideas.

Preachers are in a battle for the minds and destinies of their listeners. The only way we can significantly influence the lives of those listening to us is by changing the ideas to which they hold. Ideas are the hinges of history.  Our destinies swing on what we believe.

All week our culture is bombarding our listeners with false and potentially destructive messages. Ideas pour forth out of magazines, television shows, radio talk shows, Web sites, billboards, music, and theater. We preachers have just one hour a week to challenge the false ideas that have crept into our congregants’ minds and try to replace them with the truth of God’s ideas."
(p. 57-60)

 



Tin Lành Mỹ # Việt

By Thang Chu – August 5, 2015



Bởi ơn Chúa Tin Lành do các giáo sĩ Mỹ đem vào Việt Nam đã được 104 năm.  Nhưng có một điều khác nhau, hoặc chưa làm được, giữa Tin Lành Mỹ và Việt Nam: thực-thi-công-lý.

Với Tin Lành Mỹ, công lý (justice) là điều tối quan trọng hơn tất cả những điều gì khác trong giáo lý sống đạo Tin Lành.  Công lý là kết quả của trưởng thành tâm linh, đầy dẫy Thánh Linh, và việc luyện tập đời sống tin kính.  Như mục sư Bill Hybal tâm sự trong tác phẩm nổi tiếng của ông Too Busy Not to Pray,

Chúng ta phải đặt nghị sự về những ai bị gạt ngoài lề xã hội và những ai dễ bị hại và những ai không quyền hạn và không tiếng nói . . . Bạn à, chúng ta phải trở nên quyền hạn của họ và tiếng nói của họ.  Và chúng ta phải nâng họ lên, từng đời sống từng lúc.  Đây là cách thiên đàng thẩm nhập thế gian . . . Những giây phút tôi thấy sự tan vỡ thảm hại mà Đức Chúa Trời thấy, tôi được nhắc về những phước dư tràn Chúa đã cho tôi.  Và khi tôi hướng lòng nghe những thúc giục của Ngài, tôi tự thấy mình phải tận hiến giúp Ngài sửa lại một ít điều.  Nhưng tất cả khởi đầu bằng nhìn vào - thực sự nhìn vào - nỗi khốn khổ của người nghèo.”  (Kindle Edition, tr. 173-174)

Các hệ phái Tin Lành Mỹ đều nhấn mạnh về thực-thi-công-lý và trưng dẫn Kinh Thánh để ủng hộ chủ trương của mình. 

Hệ phái Giám Lý (United Methodist) thường trích Mi-chê 6:8,

       “Hỡi người, Ngài sẽ tỏ cho ngươi điều gì là thiện,
       Điều mà Đức Chúa Trời đòi hỏi ngươi,
       Không chi khác hơn là thi hành sự chính trực (justice),                                                               
            yêu bằng tình yêu trung kiên,
       Và bước đi với Đức Chúa Trời ngươi trong sự hạ mình
            thuận phục ý chỉ Ngài.  (Bản Arms of Hope)

Các hệ phái thuộc Trưởng Lão (Presbyterian) thường trích A-mốt 5:24,

       Nhưng hãy để cho sự xét xử công bình (justice) trào lên như nước,
            Sự chính trực (righteousness) như dòng sông không hề cạn.
                                                                                 
Thế nhưng sự nhấn mạnh thực-thi-công-lý này không được nhấn mạnh ở các hội thánh Tin Lành Việt Nam.  Why?  Có hai lý do chính:

1. Tin Lành còn “mới mẻ” ở Việt Nam (dù đã 104 năm) và số tín đồ quá ít (1,5% dân số) nên nhấn mạnh của hội thánh vẫn là tăng trưởng số tín đồ bằng truyền giảng, chứng đạo.

2. Tin Lành bị dạy sai là “Tin Lành không làm chính trị” vì hiểu sai chữ chính trị. 

Bây giờ chúng ta chỉ xoáy vào #2: “Tin Lành không làm chính trị” bằng cách nhìn vào Chúa chúng ta, Giêsu đấng Cứu Thế (Christ).

Chúa Giêsu luôn đối đầu với các đảng quyền lực và công khai chỉ trích gian ác của họ.

Chúa Giêsu đối đầu đảng Pha-ri-si, một thế lực tôn giáo, là thế lực ảnh hưởng nhất đối với người Do Thái lúc đó.  Chúa phán: “Khốn cho các ông là người Pha-ri-si, vì các ông dâng phần mười bạc hà . . . mà bỏ qua công lý” (Lu-ca 11:42).

Chúa Giêsu đối đầu với chuyên gia kinh luật, thế lực luật pháp.  Chúa phán:  “Khốn cho các ông giới chuyên gia kinh luật, vì các ông chất trên người khác những gánh nặng khó mang, còn chính các ông không động ngón tay vào” (Lu-ca 11:46).

Vì thế “khi Ngài rời khỏi đó, các người Pha-ri-si và các chuyên gia kinh luật rất căm giận, theo vặn hỏi Ngài đủ điều, rình rập để bắt bẻ từng lời nói của Ngài” (Lu-ca 11:53).

Chúa Giêsu đối đầu người Sa-đu-sê, là thế lực kinh tế.  Ngài phán: “Các ông đã lầm, không hiểu Kinh Thánh cũng như quyền năng Đức Chúa Trời.” (Ma-thi-ơ 22:29).

Chúa Giêsu đối đầu vua Hê-rốt, là thế lực quân sự bù nhìn.  Đây mới thực là ghê gớm! 

Nghe về mọi việc xảy ra, Hê-rốt, vua chư hầu, rất hoang mang . . . vua Hê-rốt nói: ‘Giăng ta đã chém đầu rồi, còn người này là ai mà ta nghe đồn người đã làm những việc như thế?’ Nên vua tìm cách gặp Đức Giêsu . . . Ngay giờ ấy, vài người Pha-ri-si đến thưa với Đức Giêsu: ‘Thầy nên bỏ đây mà đi nơi khác, vì vua Hê-rốt muốn giết Thầy!’  Ngài đáp: “Hãy đi bảo con cáo ấy rằng…” (Lu-ca 9:9; 13:31)

Cuối cùng, Chúa Giêsu đối đầu quan tổng trấn Phi-lát của đế quốc La-mã, thế lực đô hộ.  Đây là trích đoạn một phần đối thoại.  “Phi-lát nói với Ngài, ‘Anh không chịu nói với ta sao?  Hãy nhớ là ta có quyền tha mạng hay đóng đinh anh.’  Đức Giêsu trả lời: ‘Ông chỉ có quyền trên Ta khi Đức Chúa Trời ban cho ông quyền đó.  Vì vậy người nộp Ta cho ông còn nặng tội hơn.’” (Giăng 19:10, 11)

Vậy, suốt ba năm hành đạo, Chúa Giêsu cùng các môn đồ Ngài phải đối đầu và phản kháng bất bạo động cùng lúc năm thế lực chính quyền bấy giờ: thế lực tôn giáo, luật pháp, kinh tế, quân sự, đô hộ.

Một câu hỏi cho bạn.  Bạn gọi Chúa Giêu là nhà cách mạng, nhà chính trị, nhà canh tân xã hội, nhà tu hành, hay nhà gì?  Hay là tất cả?

Chúa Giêsu cũng đã hỏi câu này: “Còn chính các con thì cho rằng Ta là ai?”  Và phước cho Phi-e-rơ khi nhận ra căn cước Chúa: “Thầy là Chúa Cứu Thế, Con Đức Chúa Trời hằng sống.”  (Ma-thi-ơ 16:15, 16).

Chữ “Cứu Thế” là nghĩa của chữ Christ, tiếng Hy-lạp, được phiên âm Ki-tô (dịch theo Công Giáo) hoặc Cơ-đốc (dịch theo Tin Lành).  Các môn đồ theo đấng Christ lần đầu tiên được người ngoại gọi là Ki-tô-hữu hoặc Cơ-đốc-nhân (Công Vụ 11:26).  Như vậy, nếu dịch theo nghĩa đấng Cứu Thế thì người theo        đấng Cứu Thế phải được dịch là Cứu-thế-nhân hoặc Cứu-thế-viên.  Tiếng Mỹ thì người theo đấng Christ là Christian.

Cứu-thế-nhân phải làm công việc đấng Cứu-thế giao họ làm.

Vậy người Tin Lành phải làm việc đấng Cứu-thế giao họ làm.  Mạng lịnh này lập tới lui rõ ràng như bàn tay có năm ngón,

“Thần Chúa ngự trên Ta vì Ngài đã xức dầu cho Ta để truyền giảng Tin Mừng cho người nghèo khổ . . . công bố cho kẻ tù được phóng thích, cho kẻ mù loà được sáng mắt, cho người áp bức được giải thoát, và công bố kỷ nguyên thi ân của Chúa.” (Lu-ca 4:18-20)

Vậy ai biết điều lành mà không làm là phạm tội.  (Gia-cơ 4:17)

Con hãy nói lên thay cho những kẻ không quyền phát biểu;
Hãy nói lên quyền lợi của mọi kẻ cùng cực.
Hãy nói lên, hãy phán đoán công chính;
Hãy bênh vực quyền lợi của những người nghèo nàn, thiếu thốn.   
                                                                         (Châm Ngôn 31:8, 9)

Chỉ trong Cựu Ước thôi đã có tới 426 lần chữ mishpat - công lý (justice) -được lập lại.

Tin Lành Việt Nam cần suy nghĩ lại cách sống đạo và nhân sinh quan của mình, như Tin Lành Mỹ, để làm những gì Chúa Giêsu dám nói và phải nói, dám làm và phải làm.  Ta có thể đổi chữ chính trị thành công lý hoặc xã hội hoặc nhân quyền, thì Tinh Lành không làm chính trị nhưng làm công lý, làm xã hội, làm nhân quyền.

Tức là, Chúa Giêsu nói và làm sao thì Tin Lành bắt chước nói và làm vậy.  Chúa Giêsu lên tiếng trước cường quyền.  Tin Lành phải lên tiếng trước cường quyền.  Chúa Giêsu lên tiếng bênh người nghèo và người bị áp bức.  Tin Lành phải lên tiếng bênh người nghèo và người bị áp bức.  Chúa Giêsu lên tiếng cho công lý.  Tin Lành phải lên tiếng cho công lý.  Chúa Giêsu đối đầu năm thế lực tôn giáo, kinh tế, luật pháp, quân sự, và đô hộ.  Tin Lành phải đối đầu năm thế lực tôn giáo, kinh tế, luật pháp, quân sự, và đô hộ.  Chúa Giêsu không sợ chết.  Tin Lành phải không sợ chết; vì, “Đừng sợ kẻ giết thân thể mà không giết được linh hồn.  Thà sợ Đấng có thể hủy diệt cả linh hồn lẫn thân thể nơi hỏa ngục” (Ma-thi-ơ 10:28).

Tức là, “Thật vậy, Ta bảo các con: Người nào tin Ta, thì cũng sẽ làm những việc Ta làm, và còn làm những việc vĩ đại hơn nữa, vì Ta trở lại cùng Cha” (Giăng 14:12).

Khi đó Tin Lành Việt Nam sẽ phát triển như Tin Lành Mỹ và Nam Hàn.  Khi đó Tin Lành Việt Nam sẽ là “muối của đất và ánh sáng của thế gian.”  Và khi đó, ngày Chúa Giêsu trở lại Ngài sẽ phán: “Giỏi lắm, anh là đầy tớ tốt và trung tín! . . Hãy vào chung vui với chủ anh” (Ma-thi-ơ 25:21).