Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2012

Cơ-Đốc-Nhân và Văn Chương


By Thang Chu

(www.mondoGiesu.tk) Các nhà xã hội học xác định con người khác với các động vật khác ở hai điểm duy nhất: tôn giáo và nghệ thuật.         

Và một ngành trong nghệ thuật là văn chương.  Quan trọng nhất là, không có văn chương, không có Kinh Thánh.  Thiên Chúa dùng văn chương chuyển tải ý chỉ Ngài.

Tối qua, August 12, 2012, tôi thay mặt bà xã lãnh giải thưởng đặc biệt ($300.00) Viết Về Nước Mỹ của Việt Báo. Đang ngồi  bàn tiệc chung với một số người trúng giải, một  người bước lại xin chữ ký của tôi cho tuyển tập Viết Về Nước Mỳ 2012 mà anh mới được tặng.

Tuổi anh độ hơn ba mươi, tướng mạo ngang tàng, tóc đinh từng chỏm đứng đầy gel, hơi to con, cao trung bình.  Diện mạo u uẩn và cay đắng bên trong anh thể hiện ra ngoài.  Không ngờ anh chính là người trúng giải nhất $10,000 US khi  tuyên giải qua bài viết Tôi Vẫn Là Tôi với  bút hiệu Lê Thị (http://vietbao.com/D_1-2_2-350_4-192250_12-5373/)

Đọc bài viết của anh sáng nay, tôi nhận thấy anh đã đi nhà thờ Tin Lành ít nhất vài lần đủ nhớ danh xưng “Đức Chúa Trời.”  Thế nhưng anh đã bỏ nhà thờ từ lâu mãi đến sau khi khám nghiệm bịnh AIDS mới bước lại vào nhà thờ để cám ơn Chúa mình không bị âm tính.  Cuộc đời anh là sự trả thù mặc cảm pê-đê bằng cách thỏa mãn những ham muốn xác thịt, mà anh gọi là “tình yêu.”  Cho đến khi khám phá ra người tình đồng tính bị AIDS thì “tình yêu” biến thành tình thù.

Cung cách và lời nói của anh vẫn còn in rõ trong tôi.  Người hận đời nhưng bề ngoài vui vẻ với tiếng cười biến dạng, cái vui vẻ mà Nguyễn Du gọi là “Vui là vui gượng kẻo mà, Ai tri âm đó mặn mà với ai.”  Lời cuối của anh phát biểu cảm tưởng khi nhận giải là, “Tôi chỉ muốn viết lên sự đam mê tình yêu của tôi.”  Tiếc thay cái “đam mê tình yêu” đã biến thành “cơn tức giận sôi sục” mà anh thường lập lại trong bài viết.

Tôi vui vì anh được $10,000 US.

Tôi buồn vì cái anh tưởng là “đam mê tình yêu” thực chỉ là đam mê xác thịt mà anh chỉ khám phá sau khi biết người tình đồng tính bịnnh AIDS để rồi  “kinh tởm hơn là tức giận . . một khuôn mặt độc ác,” người đã “mang bịnh AIDS từ trước khi gặp tôi.”  

Nhưng buồn hơn nữa, là buồn cho ban giám khảo đã chấm giải nhất cho một chuyện ngắn dưới tiêu chuẩn văn chương.

Thế nào là chuyện ngắn hay?  Xin trích dịch từ những đại văn sĩ và giáo sư văn chương hiện thời như sau.

What makes a good short story?

Raymond Carver
"I think a little menace is fine to have in a story. For one thing, it's good for the circulation. There has to be tension, a sense that something is imminent, that certain things are in relentless motion, or else, most often, there simply won't be a story."
 “Tôi nghĩ có một ít đe dọa trong chuyện thì mới hay.  Mục đích là, nó tốt cho sự lưu chuyển câu chuyện.  Phải có căng thẳng, một nhận thức về điều gì đó cấp bách, về những điều chuyển động không ngừng, nếu không, hầu hết, đơn giản là chẳng có chuyện gì.
     Carver, Raymond. On Writing. 1981.

Louise Erdrich
"... I really believe that all stories are about the capacity to endure change, and the experience of hanging on to what's important, love and family and work, through the great changes in history." 
“… Tôi thực sự tin rằng tất cả câu chuyện đều nói về khả năng chịu đựng sự thay đổi, và từng trải xoay quanh điều quan trọng, tình yêu và gia đình và công việc, xuyên suốt những thay đổi lớn lao trong lịch sử.
     Erdrich, Louise. Interview. Online Newshour: The Last               Report. 11 July 2001. 

Flannery O'Connor
"A story is a way to say something that can't be said any other way, and it takes every word in the story to say what the meaning is. You tell a story because a statement would be inadequate. When anybody asks what a story is about, the only proper thing is to tell him to read the story. The meaning of fiction is not abstract meaning but experience meaning, and the purpose of making statements about the meaning of a story is only to help you to experience that meaning more fully."  

“Một câu chuyện là một cách nói điều gì đó không thể nói được bằng cách khác, và cần mỗi chữ trong câu chuyện đó nói điều muốn nói.  Bạn kể một câu chuyện bởi vì một lời tuyên bố không thích hợp.  Khi một người nào đó hỏi câu chuyện nói gì, điều thích hợp duy nhất là nói với họ hãy đọc câu chuyện đó.  Ý nghĩa của giả tưởng không phải là ý nghĩa của trừu tượng nhưng là ý nghĩa của từng trải và mục đích những tuyên bố về ý nghĩa của câu chuyện  chỉ để duy nhất giúp bạn từng trải ý nghĩa đó đầy trọn hơn.”

        O'Connor, Flannery. Writing Short Stories.

Ursula LeGuin
"If I have any particular job as a writer, it's to open as many doors and windows as possible and to leave them open. So the house gets drafty."  

“Nếu tôi làm việc như một văn sĩ, đó là mở những cánh cửa ra vào và cửa sổ nhiều hết sức và để chúng mở toang.  Như thế căn nhà sẽ thoáng.”

Eudora Welty
"Every story would be another story, and unrecognizable if it took up its characters and plot and happened somewhere else... Fiction depends for its life on place. Place is the crossroads of circumstance, the proving ground of, What happened? Who's here? Who's coming?..."
“Mỗi câu chuyện phải là câu chuyện khác hẳn, phải không nhận ra được nếu đem những nhân vật và cốt truyện của nó cho xảy ra ở một nơi khác . . . Giả tưởng phải tùy thuộc vào nơi chốn mới sống động được.  Nơi chốn là những ngã tư đường hoàn cảnh, nơi thử nghiệm về, Chuyên gì xảy ra?  Ai ở đó? Ai sẽ đến? . . .”

"Long before I wrote stories, I listened for stories. Listening for them is something more acute than listening to them. I suppose it's an early form of participation in what goes on. Listening children know stories are there. When their elders sit and begin, children are just waiting and hoping for one to come out, like a mouse from its hole.....
I had to grow up and learn to listen for the unspoken as well as the spoken--and to know a truth. I also had to recognize a lie.”

“Đã lâu trước khi tôi viết truyện, tôi cố gắng nghe những câu truyện.  Cố gắng nghe chúng là điều gì đó chính xác hơn là lắng nghe chúng.  Tôi xem nó là dạng thức đầu tiên tham gia vào điều gì đang diễn ra.  Các trẻ em nghe truyện biết rằng truyện sẵn đó.  Khi người lớn trong gia đình các em ngồi xuống và bắt đầu, trẻ em chỉ chờ  và mong đợi một truyện tuôn ra, giống như chuột ngay miệng hang . . . Tôi phải lớn lên và học cố gắng nghe truyện chưa kể cũng như truyện đã kể -- và học để biết sự thật.  Tôi cũng phải học để nhận ra sự dối trá.”
     Welty, Eudora. One Writer's Beginnings. Harvard University Press, 1984.   

E.A. Poe
"I prefer commencing with the consideration of an effect. Keeping originality always in view—for he is false to himself who ventures to dispense with so obvious and so easily attainable a source of interest—I say to myself, in the first place, “Of the innumerable effects, or impressions, of which the heart, the intellect, or (more generally) the soul is susceptible, what one shall I, on the present occasion, select?” Having chosen a novel, first, and secondly a vivid effect, I consider whether it can be best wrought by incident or tone—whether by ordinary incidents and peculiar tone, or the converse, or by peculiarity both of incident and tone—afterward looking about me (or rather within) for such combinations of event, or tone, as shall best aid me in the construction of the effect."  

“Tôi thích bắt đầu bằng cách xem xét điều ảnh hưởng.  Luôn luôn theo sát tính sáng tạo – vì người tự gạt mình là người liều lĩnh vứt đi ích lợi có thể đạt được một cách hiển nhiên dễ dàng – tôi tự nói với mình, trước hết, “Về vô số điều ảnh hưởng, hoặc ấn tượng, về điều nào con tim, trí tuệ, hoặc (nói rộng hơn) linh hồn sẽ nhạy cảm, tôi sẽ chọn điều nào trong trường hợp hiện tại này?”  Chọn một tác phẩm, trước hết, rồi kế đến điều ảnh hưởng sâu sắc, tôi tự xét nó có tác dụng hay nhất nhờ tình tiết hoặc âm sắc hay là không -- tức là có những tình tiết thông thường và âm sắc khác thường, hoặc ngược lại, có sự khác thường cả tình tiết lẫn âm sắc – rồi đắn đo (hoặc tự xét) vì nhờ sự kết hợp biến cố, hoặc âm sắc, như thế sẽ giúp tôi trong việc cấu trúc điều ảnh hưởng.”
     Poe, Edgar Allen. The Philosophy of Composition


Vậy, chiếu theo những nhận định trên về thế nào là truyện ngắn hay, thì truyện giải nhất 2012 không đủ phân nửa tiêu chuẩn.  Nói cách khác, văn chương Việt Nam đang dãy chết. 

Chúa Giê-su phán, “Ta sẽ nài xin Cha ban cho các con một Đấng Yêu Ủi khác, để ở với các con đời đời, từc là Thần Lẽ Thật, mà thế gian không thể nhận lãnh được” (Giăng 14:16, 17).
Thôi thì “Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết.”  

Còn những kẻ sống là ai?  

Là kẻ có linh của sự sống.   Các Cơ-đốc-nhân.  

Nếu Chúa bày tỏ ý chỉ và chương trình cứu chuộc của Ngài qua văn chương, Kinh Thánh, thì ngài cũng dùng văn chương để đưa con người về với Ngài.

Trước khi tin Chúa, có hai tác phẩm đã đưa tôi dần đến Chúa.  Nữ y tá La-ra thốt lên, “Phước cho kẻ hay than khóc, vì sẽ được yên ủi” (Dr. Zhivago của văn sĩ Nga Boris Pasternak) đã làm tôi cảm động về Chúa Giê-su.  Thứ hai, lời tu sĩ Francis of Assissi, “Vì tôi xấu hổ trước mặt Thiên Chúa, nên tôi không còn xấu hổ trước con người” (Xin Chọn Người Yêu là Thượng Đế của văn sĩ Hy Lạp Nikos Kazantzakis).  Hai câu tuyên bố đó tôi không thể quên dù đã hơn 30 năm trôi qua. 

Nhân loại đã thấy Chúa Giê-su và được thay đổi thế nào qua văn chương?

Nước Nga nhờ Fyodor Dostoevsky (Tội Ác và Trừng Phạt, Anh Em Nhà Karamazov, Lũ Người Quỷ Ám, . . . ) và Leo Tolstoy (Chiến Tranh và Hòa Bình, Anna Karenina) đã cấy những tư tưởng sống của Cơ-đốc-giáo vào linh hồn dân Nga.

Các nước Tây Phương có Shakespear, Victor Hugor, Tolkien, C.S. Lewis, . . ., đã đem tư tưởng sống thiên và nhân đạo Cơ-đốc-giáo làm nền tảng văn minh của họ hơn hai ngàn năm nay, và mỗi ngày họ mỗi tiến bộ hơn.  Những tác phẩm văn chương đứng đầu bao nhiêu thế kỷ vẫn là Kinh Thánh, Hamlet (Shakespear), Prophets (Khalil Gibran), Chiến Tranh và Hòa Bình (Leon Tolstoy), Tội Ác và Trừng Phạt (Fyodor Dostoevsky).  

Một ví dụ rõ nhất, nhà thần học Công Giáo J. R. R. Tolkien làm chứng và cải đạo giáo sư văn chương C. S. Lewis rồi chính Lewis cũng trở thành nhà thần học Tin Lành.  Hai ông, cùng là giáo sư đại học Oxford, bàn với nhau mỗi người phải chuyển tải tư tưởng thần học Thiên Chúa qua văn chương thì mới chinh phục nhiều linh hồn được.  Kết quả chúng ta có những tác phẩm văn chương lừng danh được chiếu thành phim chinh phục hàng triệu triệu người khắp thế giới, gồm cả Việt Nam, mãi đến hôm nay: The Lord of the Rings (Tolkien) và tác phẩm nhiều tập The Lion, The Witch, and The Wardrobe (Lewis).

Các học giả Cơ-đốc-nhân Trung Hoa hối tiếc rằng nếu văn chương Trung Hoa có những tác phẩm văn chương, như Nga Sô thì đất nước họ đã tránh được cuộc tàn sát thiệt hại hàng chục triệu mạng người Trung Hoa.  Đại văn hào trẻ Trung Hoa thời nay chuyên về Solzhenitsyn và Dostoevsky, tên Liu Xiaofeng, một Cơ-đốc-nhân, được gặp tổng thống George W Bush tại Tòa Bạch Ốc năm 2006, nhận định như sau:

Văn hóa Trung Hoa thiếu chiều thước tinh thần của yếu tố văn chương trong người Nga . . . Tôi nghĩ giới trí thức Nga đã đóng góp cho thế giới và chính xứ sở họ nhiều hơn trí thức Trung Hoa đóng góp cho xứ sở họ.  Sự đóng góp của trí thức Nga là kho tàng cho thế giới.  Họ được trân trọng bởi các quốc gia Tây Phương.  Nhưng không có ai như vậy trong Trung Hoa cả . . . Trung Hoa đã thiếu ý thức đạo đức về bi kịch là điều giúp sanh sản cái phong phú khôn ngoan bên cạnh khoa học cách mạng cơ giới của Lê-nin . . . Trung Hoa đã có thể tránh khỏi sự tàn phá nhất của cuộc thử nghiệm do Mao những năm 1950 và 1960.
                     (David Aikman, Jesus in Beijing, Washington: Regnery, 2003, tr. 252.)

Người giảng Tin Lành sẽ sống bởi Tin Lành.  Người làm văn Tin Lành sẽ sống bởi Tin Lành.  Người làm thơ Tin Lành sẽ sống bởi Tin Lành.  Người vẽ Tin Lành sẽ sống bởi Tin Lành.  Người hát Tin Lành sẽ sống bởi Tin Lành.

Cây Tin Lành không tự nhiên mọc, nhưng phải được tưới bằng máu, mồ hôi, nước mắt, tâm linh, tinh thần, trí não, và hàng ngàn giờ lao khổ.  Chúa Giê-xu không bảo chúng ta yêu Ngài hết lòng mà không hết sức, hết sức mà không hết linh hồn.  

Không.

Yêu Chúa phải hết lòng, hết sức, hết linh hồn.  

Và đó là nghệ thuật, là văn chương.  Làm nghệ thuật, làm văn chương mà không hết lòng, hết sức, hết linh hồn, sẽ như kẻ chết viết cho kẻ chết. 

Người Cơ-đốc-nhân cần đóng góp xương máu vào nghệ thuật và văn chương, vì anh chị em là người duy nhất có Chúa Thánh Linh, là người duy nhất được kêu gọi để làm muối của đất và ánh sáng của thế gian.

Đừng sợ, chỉ tin mà thôi!  Don’t be afraid, just believe!

August 24, 2012



Không có nhận xét nào: