Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

Trở Lại Giê-ru-sa-lem (chuong 3 trong 12)

www.mondoGiesu.tk

                                          3

                             Nhóm Truyền Giáo
                         Trở Lại Giê-ru-sa-lem

               CHÚA đã xắn cánh tay thánh Ngài Lên trước mắt  mọi nước. Mọi người trên khắp quả đất Sẽ  thấy sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời chúng ta.
                                                                         -- Ê-sai 52:10

Đầu những năm 1940, Đức Chúa Trời kêu gọi rõ ràng một nhóm nhỏ Cứu-thế-nhân đang học tại Học Viện Kinh Thánh Tây Bắc ở Tỉnh Shaanxi.  Học viện này được thành lập do James Hudson Taylor II (cháu nội nhà tiên phong nổi tiếng thế giới) và vợ ông tên Alice khi cuộc dội bom lúc Nhật xâm lăng Trung Hoa buộc họ phải rời Tỉnh Henan.  Họ đi về hướng tây vào Tỉnh Shaanxi, nơi họ có khải tượng thành lập trường Kinh Thánh.  Lời cầu nguyện của họ xin miếng đất được nhậm lời khi Mục Vụ Trung Hoa Lục Địa cho họ cơ sở gần thành phố Fengxiang.  Đó là một cơ sở đẹp đẽ bao phủ bởi khu rừng nhỏ đầy tre, với nhiều cây đầy lá reo vang các khu lớp học một tầng, phòng ở sinh viên và nhà cho giáo sĩ.
           
            Chính trong những khung cảnh tuyệt đẹp này mà Đức Chúa Trời đã kêu gọi rõ rệt một nhóm nhỏ Cứu-thế-nhân, hướng dẫn bởi Mục Sư Mác Ma, hiệu phó Học Viện.  Đức Chúa Trời thách thức họ hướng nỗ lực truyền giáo xa hơn tận đến người Hồi Giáo, Phật Giáo và người Trung Hoa rải rác sống ở các tỉnh Gansu, Qinghai và Ningxia và tự dâng hiến đời mình cho khải tượng đem tin lành vượt ngoài những biên giới Trung Hoa vào tận thế giới Hồi Giáo, suốt đường trở lại Giê-ru-sa-lem.


Mác Ma và việc thành lập nhóm Trở Về Giê-ru-sa-lem

Mác Ma quê ở Tỉnh Henan.  Con trai một có cha mẹ là Cứu-thế-nhân, ông được giáo dục tại thành phố nhỏ Kaifeng và trở nên giáo viên trường nhà nước.  Tuy thế, ông từ chối mở lòng ra với Chúa mãi đến năm 1937, khi cái chết thảm kịch của con trai ông làm lòng ông tan vỡ và khiến ông buồn rầu và ăn năn dưới chân thập tự giá.  Ông bỏ nghề trần thế và theo lớp huấn luyện tại Trường Kinh Thánh Giám Lý Tự Do (Free Methodist Bible School).  Khi ông bà James Taylor chạy lánh đến Shaanxi, Mác Ma, vợ và mấy đứa con cùng theo ông bà James.  Ông trở thành hội viên sáng lập Học Viện Kinh Thánh Tây Bắc.

            Đầu năm 1942, Mác Ma tranh luận với Chúa qua đó thay đổi đời ông vĩnh viễn và khiến ông được sức mạnh cần thiết cho công tác tiên phong vào thế giới Hồi Giáo rộng lớn chưa ai biết.  Chúng tôi có bằng chứng từ chính ông về chuyện gì đã xảy ra khi ấy, và những năm tháng theo sau:

            Một chiều ngày 25 tháng Mười Một, 1942, trong khi cầu nguyện Chúa nói với tôi, “Cánh  cửa vào Xinjiang sẵn sàng mở.  Hãy vào đó và giảng tin  lành.”  Khi tiếng nói ấy đến với tôi, tôi run rẩy và sợ hãi và thật không muốn vâng lời, vì trong quá khứ tôi nhớ không hề có giây phút nào cầu nguyện cho Xinjiang; hơn nữa đó là nơi tôi không muốn  đến.  Vì thế, tôi chỉ cầu nguyện chuyện này thôi,  thậm chí không hề nói cho vợ tôi biết.

Xinjiang, nghĩa là “Quyền Thế Mới,” là một vùng rộng lớn tây bắc Trung Hoa trước đây được biết đến như là xứ Đông Turkestan.  Là nơi đã và đang có hàng triệu người Hồi Giáo cư ngụ, đại đa số nói tiếng dòng giống Turkic, như Uygur, Kazak, Kirgiz và Uzbek.  Những nhóm Hồi Giáo khác là Tajiks, Tatars và dân Hui nói tiếng Trung Hoa.  Một số lớn Phật-tử du mục Tây Tạng cũng cư ngụ vùng Xinjiang.  Chẳng lạ gì Mục Sư Ma không muốn đến vùng đất ông biết rất ít đó.  Lời tường thuật của ông tiếp theo sau:

Sau đúng năm tháng cầu nguyện, vào sáng Phục Sinh ngày 25 tháng Tư, 1943, khi hai đồng sự viên và tôi đang cầu nguyện với nhau trên bờ sông Wei, tôi nói với họ về sự kêu gọi tôi đến Xinjiang và             một trong các đồng sự nói rằng mười năm trước cô cũng đã nhận sự kêu gọi tương tự này.  Tôi tạ ơn Chúa Ngài đã dự bị sẵn một đồng sự viên.  Khi trở lại trường tôi biết thêm rằng cùng ngày Chúa Nhật     Phục Sinh lúc giờ thờ phượng sáng sớm, tám sinh viên cũng bị nặng lòng về Xinjiang.

Buổi thờ phượng sáng Phục Sinh đó năm 1943 mà ông đề cập như trên là bằng chứng khởi đầu cho một chuỗi biến cố quyết liệt thay đổi nhiều đời sống.  Ảnh hưởng của thời gian cầu nguyện đó hãy còn được cảm nhận trong hội thánh Trung Hoa đến ngày nay.  Trong khi Mục Sư Ma không có mặt tại buổi thờ phượng đó, chúng tôi có tường thuật khác về những biến cố đó từ nguồn khác:

            Trên mặt nền đất cứng khu sân nhỏ, dưới những cây cao nhánh dầy tủa thành mái lá trên đầu, bản  đồ Trung Hoa được vẽ ra bằng vôi trắng.  Các sinh viên đứng xung quanh, nhìn nó.  Lần nữa họ được nghe về nhu cầu những tỉnh lớn ở phía Bắc và Tây . . . Bầu trời tỏa sáng hướng đông, và những tia sáng mong manh xua đi đêm xám dần phai.  Thật          yên tĩnh nơi khu sân nhỏ, và nét vẽ màu vôi trắng bản đồ trên mặt sân đó lộ ra rõ rệt.  Giây phút long trọng đã đến, đem theo đó sự yên lặng gần như nghẹt thở.  “Hãy để những ai đã nhận lấy sứ mạng của Chúa rời bỏ nơi ở của họ rồi đi và đứng tại tỉnh thành Chúa đã kêu gọi họ.” . . . Có sự khuấy động trong nhóm sinh viên. Những bàn chân quấn vải di động không tiếng động khi một người, rồi một  người khác nữa, bước ngang qua sân về phía bản đồ.  Rồi khi mặt trời ló dạng chân trời xa, tám người trẻ đang đứng yên lặng trên khoảng đất nhỏ được đánh dấu XINJIANG.

Đây là những sinh viên cùng Mác Ma tham gia sự kêu gọi.  Lời tường thuật của ông tiếp tục, với câu chuyện sống động về cuộc đàm thoại với Đức Chúa Trời:

Với niềm vui sướng tôi nhóm họ lại với nhau, và chúng tôi vạch chương trình nhóm cầu nguyện đều đặn. Được phép ban giảng huấn, chúng tôi quyết định tối thứ Ba là nhóm cầu nguyện hàng tuần.  Vào tối ngày 4 tháng Năm chúng tôi tổ chức buổi cầu nguyện đầu tiên và có 23 người. . . . Vào ngày 11 tháng Năm chúng tôi nhận được món tiền đầu tiên cho công tác đó, lên đến $50.

Dần già, những câu hỏi nảy ra như nhóm nào của chúng tôi nên được kêu gọi. . . . Sáng ngày 23 tháng Năm khi tôi kiêng ăn và cầu nguyện về tên của Nhóm, Chúa tiết lộ câu Kinh Thánh trong lòng tôi, “Tin lành này về nước Đức  Chúa Trời sẽ được    giảng ra khắp đất để làm chứng cho muôn dân.  Bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến.” (Ma-thi-ơ 24:14)
Tôi nói, “Ôi Chúa, điều này nghĩa là gì?”  Chúa trả lời, “Đó là, Ta không chỉ muốn hội thánh Trung Hoa mang lấy trách nhiệm đem tin lành đến Xinjiang nhưng Ta muốn con hoàn thành sứ mạng giảng tin lành khắp thế giới.”  Tôi hỏi, “Ôi Chúa, không phải tin lành đã được giảng khắp thế giới rồi sao?”  Chúa phán, “Từ lúc bắt đầu lễ Ngũ Tuần, Tiểu Lộ tin lành đã lan ra, lớn hơn, về hướng tây; từ Giê-ru-sa-lem đến An-ti-ốt đến khắp Châu Âu; từ Châu Âu đến Châu Mỹ và rồi đến Phương Đông; từ Đông Nam Trung Hoa đến Tây Bắc; đến nay từ Gansu vùng phía Tây có thể nói là không một hội thánh nào được thành lập vững vàng.  Con có thể đi về vùng hướng Tây từ Gansu,  giảng tin lành suốt lối trở lại Giê-ru-sa-lem, khiến ánh sáng tin lành hoàn thành một vòng quanh thế giới tăm tối này.”  Tôi nói, “Ôi Chúa, chúng con là ai mà có thể gánh vác một trách nhiệm nặng nề như     thế?”  Chúa trả lời, “Ta muốn bày tỏ quyền năng Ta qua chính những kẻ không năng lực.”
            Tôi nói, “Phần lãnh thổ đó ở dưới quyền lực Hồi  Giáo và người đạo Hồi thật cứng     
            lòng nhất trong các dân không thể đến bằng tin lành được.”
  Chúa trả lời, “Dân phản loạn nhất là Do Thái, cánh đồng làm việc cứng cỏi nhất là dân Do Thái thuộc    riêng Ta.”. . .Chúa tiếp tục phán, “Ngay cả các con là người Trung Hoa,        chính con nữa, cũng thật  cứng cỏi nhưng các con cũng đã được tin lành    chinh phục rồi.” 

  Tôi hỏi, “Ôi Chúa, nếu chẳng phải lòng họ quá cứng cỏi, tại sao các giáo sĩ từ Châu Âu và Châu Mỹ đã thành lập nhiều hội thánh ở Trung Hoa nhưng vẫn không thể mở cửa vùng Tây Á Châu?”
            Chúa trả lời tôi, “Chẳng phải lòng họ quá cứng cỏi,  nhưng Ta dành cho hội thánh Trung 
           Hoa một phần di sản, nếu không, khi Ta trở lại, há chẳng phải ngươi thật nghèo nàn ư?”

            Khi tôi nghe Chúa nói Ngài dành cho chúng tôi  một phần gia sản, lòng tôi tràn ngập Tạ   
           Ơn và miệng tôi thốt những lời Ha-lê-lu-gia!  Tôi ngừng tranh luận với Chúa.

Vào ngày 23 tháng Năm, 1943, Mác Ma thuật lại khải thị trên cho nhóm cầu nguyện.  Họ quyết định cần đặt tên cho nhóm của họ là Bian Chuan Fuyin Tuan, nghĩa đen là “Nhóm Rao Giảng Tin Lành Mọi Nơi.”  Đây là cái tên mà người Trung Hoa ngày nay còn nhớ đến nhóm nhỏ những người nam và nữ đầy đức tin này, nhưng các giáo sĩ đồng ý tên tiếng Anh của phong trào này nên là “Nhóm Trở Lại Giê-ru-sa-lem.”

            Một trong những giáo sĩ đóng vai trò quan trọng những ngày đầu của nhóm là Helen Bailey, giáo sĩ hệ phái Trưởng Lão người Mỹ đã sống ở Trung Hoa phần tư thế kỷ.  Bà sống trong khu Học Viện Thánh Kinh Tây Bắc và rất được sinh viên và ban giảng huấn yêu mến.  Bà nuôi dưỡng và khích lệ khải tượng Đức Chúa Trời đã ban cho những người trẻ nam và nữ Trung Hoa này, nhưng khi họ mời bà gia nhập Nhóm, bà khôn ngoan từ chối, tin rằng đó sự kêu gọi chính cho hội thánh Trung Hoa vì thế nó nên là phong trào bản địa.

            Đường lối của những người hướng dẫn Nhóm là không xin tài chánh bất cứ cách nào, nhưng chỉ cầu nguyện và tin cậy Đức Chúa Trời cung cấp cho họ mọi nhu cầu.  Dâng hiến bắt đầu đến từ khắp Trung Hoa từ các tín đồ lòng được chạm đến bởi khải tượng này và được cảm động tham gia.  Helen Taylor bình luận:

            Theo cách thật lạ lùng, tiền đổ vào ngân qũi hầu như từ mọi nguồn Trung Hoa và họ cảm 
            thấy phải dùng hết những gì được gửi đến và trông cậy Đức Chúa Trời gửi thêm nữa.    
            Cứu-thế-nhân Trung Hoa từ nhiều nơi, nghe về công tác này liền dâng hiến rộng rãi.  Rõ 
            ràng phong trào này được cảm động bởi Đức Chúa Trời.

Dù tính khẩn thiết của sự kêu gọi đó, mãi đến 1944 mới có ba nữ và hai nam được gửi đến Lanzhou ở Tỉnh Gansu phục vụ ngắn hạn. Năm 1945 hai nam được gửi đến giảng tin lành giữa những người Hồi Giáo Hui ở Ningxia.  Năm 1946 Chúa kêu gọi hai ông, Mecca Chao và Timothy Tai, đến tây bắc vùng Xinjiang phục vụ ngắn hạn.
           
            Bây giờ sự kêu gọi được thực hiện theo cách trọng đại hơn, một buổi họp bàn được tổ chức ngày 15 tháng Năm, 1946, qua đó hiến pháp được chấp thuận và các chức sắc được tuyển chọn, đó là tổ chức đầu tiên phong trào Trở Lại Giê-ru-sa-lem.  Hiến pháp gồm những lời tuyên bố sau:
           
            Đây là nhóm hoạt động liên hệ phái nhưng không chống hệ phái, chấp nhận toàn bộ Kinh Thánh là mặc khải của Đức Chúa Trời.  Mục đích nhóm là nối kết các thành viên thân thể Chúa một mối đoàn kết để dâng sức mạnh và ý chí cho việc giảng tin lành để sẵn sàng cho sự trở lại của Chúa.  Lãnh vực  công tác gồm hai phần:
           
            Trước hết, công tác tiên phong như sau:

            1) Trong bảy tỉnh biên giới Trung Hoa: Xinjiang, Mông Cổ nội địa, Tây Tạng, Xikang (những vùng   Tibetan thuộc phía tây Sichuan ngày nay), Qinghai, Gansu, Ningxia.
           
            2) Trong bảy quốc gia biên giới Châu Á:  Afghanistan, Iran, Arabia, Iraq, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và Palestine. 
           
Thứ hai, chú ý thành lập các hội thánh mới trong những vùng vừa được truyền giáo cùng chăn dắt và gây dựng các hội thánh đang có, trong những khu vực tiên phong chúng tôi đặt kế hoạch thành lập các hội thánh theo khuôn mẫu Kinh Thánh.  Ở những nơi đã có hội thánh, chúng tôi đặt kế hoạch phục vụ những hội thánh đó.  Chúng tôi chỉ trông nhìn duy Đức Chúa Trời về tài trợ tài chính.

Mác Ma luôn được xem là lãnh đạo của Nhóm Truyền Giáo Trở Lại Giê-ru-sa-lem.  Ngoài trách nhiệm hiệu phó Học Viện Thánh Kinh Tây Bắc và chương trình bận rộn công tác truyền giáo, ông gánh vác thêm trách nhiệm đi khắp Trung Hoa, “kêu gọi hội thánh vào cuộc chiến cầu nguyện và tâm linh nhân danh Nhóm Truyền Giáo Trở Lại Giê-ru-sa-lem., và chiêu mộ tình nguyện viên phục vụ công tác vĩ đại này.”

            Những lời sau của chính Mác Ma nêu lên sự thật về thế hệ tín đồ Trung Hoa ngày nay hiện đang tiến lên với tấm lòng tận hiến hoàn thành sự kêu gọi vĩ đại này:

            Hy vọng của tôi là hội thánh Trung Hoa với quyết tâm và can đảm sẽ nắm chặt trách nhiệm vĩ đại này  và, nhờ vào Đấng Cứu Thế toàn thắng của chúng  ta, hoàn thành công tác khổng lồ, và hưởng lấy di sản vinh hiển, đem tin lành trở lại Giê-ru-sa-lem.  Nơi đó chúng ta sẽ đứng trên đỉnh Núi Zion và nghênh đón Chúa Giê-xu Cứu Thế chúng ta giáng lâm từ đám mây trong vinh hiển!



Những Nhà Tiên Phong

Tháng Ba 1947 hai nam và năm nữ khởi hành chuyến hành trình dài gian nan về hướng tây đến Xinjiang.  Mỗi người chỉ mang một gói nhỏ và một chậu rửa.  Trong tạp chí Nhóm Trở Lại Giê-ru-sa-lem ấn hành trước khi nhóm khởi hành, họ viết:

            GIỜ HÀNH ĐỘNG ĐÃ ĐIỂM!
            HÃY MỞ CUỘC CHIẾN ĐỨC TIN!

Đây là những lời Chúa cho chúng tôi.  Ngài đã chỉ ra một số người sẽ sớm ra đi về Tây Bắc.  Nên chúng tôi không xem thông điệp này là cho chúng  tôi, nhưng đây là mạng lịnh -- một mạng lịnh cấp thiết phải tiến lên.  Đây là thông điệp đòi hỏi gươm và máu, nhưng cũng có vương miện và bài ca.  Thế nên nó làm run sợ kẻ yếu, nhưng khiến máu kẻ mạnh vượt cao.

Ngợi khen Chúa, đã sẵn sàng năm phụ nữ ở Fengxiang được Chúa gọi, và vâng theo sứ mạng Ngài, họ quyết định ra đi đến vùng Tây tháng Ba  tới (1947).  Có lẽ lời tiên tri Thi Thiên 68:11 sẽ  chóng ứng nghiệm giữa chúng ta, “Chúa truyền lịnh, Thì ngay cả đàn bà cũng loan tin như một đạo binh đông đảo.”  Nhận thức những nguy hiểm và gian khổ con đường trước mắt họ, chúng tôi sợ rằng đó không phải con đường mà các thiếu nữ này  nên đi, nhưng một trong các cô nói, “Chúng tôi có lẽ không đến đó được, chúng tôi có lẽ chết trên đường, nhưng chúng tôi sẵn sàng đổ máu chúng tôi trên xa lộ đến Núi Si-ôn.” . . . Đây cho thấy tầm cỡ các thiếu nữ giáo sĩ của chúng ta.  Nhưng về các anh thì sao? Anh em ơi, hãy tỉnh thức!

Các phụ nữ này là ai?  Tên họ là Ho En Cheng, Lu Teh, Li Chin Chuan, Fan Chi Chieh và Wei Suxi.  Chúng tôi biết một số điều về họ và thể nào họ dấn thân vào hành trình cực nguy hiểm thế, và sẽ tập trung ngắn gọn vào ba trong số năm cô ấy.

Ho En Cheng (Ho Ân Sủng) được mẹ cô dâng cho Chúa khi mới sanh.  Lúc nhỏ cô đã quen với Kinh Thánh và dán những địa danh như Giê-ru-sa-lem, Bethany và Núi Si-ôn quanh sân nhà!  Sau khi tốt nghiệp Trường Kinh Thánh ở Tianji năm 1937, Ho En Cheng 17 tuổi nhận lấy sự kêu gọi rõ ràng từ Chúa để đem tinh lành vào Xinjiang, và sau đó xuyên đường trở lại Giê-ru-sa-lem:

Cô đang tham dự buổi nhóm truyền giáo, và khi hội chúng đứng lên cầu nguyện, cô nhận thấy một khải tượng từ Chúa.  Vùng chung quanh cô lập tực phai nhạt đi vì khải tượng đó, và cô dường như đang đứng một mình trong cánh đồng vắng bao la sáng rực.  Từ xa cô nghe tiếng nói -- tiếng nói đầy đau khổ, đau đớn kêu khóc xin cứu.  Cô nhìn nhưng chẳng thấy ai, chỉ có kinh hoàng của đêm tối cực kỳ là nơi tiếng kêu đau đớn vang đến.  Rồi, khi  cô nhìn chằm chằm, một tiếng nói khác đến, Tiếng Nói từ trời, đượm đầy thương xót và đồng cảm.  “Người trong tối tăm không có ai giảng Tin Lành   cho họ.”  Xúc động mạnh bởi Tiếng Nói đó, nước mắt tuôn trào đầy mắt cô, cô đáp lời, “Ôi Chúa, có con đây.”

Mười năm sau, sau khi trở nên thành viên Nhóm Truyền Giáo Trở Lại Giê-ru-sa-lem, chương trình cô Hen là đi đến thành phố Kashgar --cực điểm phía tây Trung Hoa -- để học tiếng Turkic và Ả-rập trước khi rời Trung Hoa đến Trung Á và Trung Đông.

Lu Teh (Ruth Lu) đến từ Quận Fengqiu ở Tỉnh Henan.  Cô được Chúa cứu năm 1940 và rất thương cảm những linh hồn lạc mất.  Cô quyết định gia nhập Học Viện Thánh Kinh Tây Bắc.  Cô nhớ lại:

            Ngày kia tôi đang qùi gối cầu nguyện, Chúa gọi tên tôi và trong một khải tượng Ngài chỉ   tôi thấy tình trạng tâm linh khô hạn đáng thương của vùng Tây  Bắc.  Tôi thấy đám đông linh hồn trong thung lũng núi kêu cứu mạng sống họ.  Lạc lối, họ không biết  cách nào tìm Chúa Chân Thần là Đấng có thể cứu  họ.  Tiếng Chúa phán với tôi, “con Ta ơi, con có  sẵn sàng đi và cứu họ không?”  Khi tiếng nói này đâm xoáy lòng tôi, không ngần ngừ tôi đáp lời, “Ôi  Chúa, nữ tôi tớ Ngài sẵn sàng vâng theo ý muốn Ngài.”

Lời kêu gọi thiếu nữ này là đi đến Kashgar ở Xinjiang để học những ngôn ngữ giúp cô tiếp cận Afghanistan.

Li Chin Chuan sanh ra trong gia đình Hồi Giáo.  Cha mẹ cô chết khi cô còn rất nhỏ, và cô về sống với ông bà.  Khi mới 12 tuổi, cô bỏ nhà và sa ngã vào đời sống tội lỗi.  Lúc 20 tuổi cô nghe tin lành Chúa Giê-xu Christ lần đầu tiên.  Cô tin Chúa và được cứu.  Năm 1941 cô vào Học Viện Thánh Kinh Tây Bắc.  Ba năm sau, 1944, Li là một trong những người truyền giáo ngắn hạn cho vùng Lanzhou thuộc Tỉnh Gansu là nơi cô gặp người dân Tây Tạng.  Sau khi trở lại trường Kinh Thánh, Li Chin Chuan thấy rằng:

            Chúa thình lình đụng đến lòng tôi cho thấy nhu cầu đáng thương của người dân Tây Tạng.  Lúc đó tôi không đủ can đảm đáp ứng sự kêu gọi của Chúa,  nhưng sau khi trở lại từ Lanzhou, lời kêu gọi đó liên tục đến với tôi, và tôi không thể không nhận lấy thách thức từ Đức Chúa Trời. . . Chúa đã chất gánh nặng Tây Tạng vào lòng tôi – cấy sâu vào lòng    tôi.”

Tháng Ba 1947 cô gia nhập với các giáo sĩ Trở Lại Giê-ru-sa-lem khác và tiến về hướng tây.
           
            Hai nam nhi khác trong nhóm giáo sĩ tiên phong này là Chang Moxie (Chang Môise) và Mecca Chao.  Vì Mecca Chao là người để lại nhiều tài liệu chi tiết nhất, chúng ta tập trung vào câu chuyện ông.

Mecca Chao sanh tại Linxian, Tỉnh Henan, miền trung đông Trung Hoa.  Lúc nhỏ gia đình anh chạy đến Tỉnh Shanxi tránh nạn đói.  Cuối thời kỳ niên thiếu Chao bước vào mối liên hệ với Chúa Giê-xu Christ và đời anh biến đổi vĩnh viễn.  Lòng anh được rờ chạm sâu sắc bởi tình yêu của Chúa đến nỗi anh không ngần ngừ tận hiến mình cho Vua của muôn Vua, hứa đi bất cứ nơi nào Ngài dẫn anh, để làm bất cứ điều gì chủ nhân mình đòi hỏi. 

            Thời gian ngắn sau khi anh được cứu, Mecca Chao đang cầu nguyện xin hướng dẫn của Chúa về hướng đi đời mình khi anh nhận được khải tượng trong đó anh thấy miếng giấy đưa trước mặt mình có chữ “Mecca” viết trên giấy đó.  Anh không hiểu chữ đó nghĩa là gì và nôn nóng hỏi các Cứu-thế-nhân bạn xem họ có biết không, nhưng không ai có thể giúp anh.  Mecca Chao làm chứng, “Giờ đây tôi biết Chúa Giê-xu thực là Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời hằng sống; tôi đã nghe tiếng Ngài và Ngài đã chỉ tôi rõ rệt lối đi mà tôi phải đi.”

            Năm đầu tiên làm tín đồ, Mecca Chao kinh nghiệm Đức Chúa Trời theo cách tương tự giống vô số các Cứu-thế-nhân hội thánh Trung Hoa ngày nay.  Đời anh biểu thị bởi sự ăn năn và sốt sắng song song với cuộc chiến tâm linh căng thẳng. 

Lúc này đây sự sốt sắng của tôi cao độ. . . .  Đức Chúa Trời ban cho tôi quyền năng đặc biệt trong cầu nguyện.  Mỗi buổi thờ phượng chúng tôi chỉ đọc Kinh Thánh, hát và cầu nguyện.  Mỗi khi tôi cầu nguyện Chúa Thánh Linh hành động, bắt phục lòng người đến nỗi họ khóc và xưng ra tội lỗi họ. . . Điều này tiếp tục trong nữa năm nhưng ma quỉ hoạt động với quyền lực lớn lao -- tấn công tôi mọi phía; đặc biệt khi tôi cầu nguyện nó tỏ ra quyền lực tinh quái của nó.  Nó thường đem đến trước   mặt tôi những quái vật ghê sợ, quái lạ để hù dọa tôi, khiến tôi cầu nguyện càng lúc càng ít đi, cho đến khi tôi sợ không dám cầu nguyện nữa. . . . Từ từ tôi sa vào cám dỗ.  Đời sống tâm linh tôi trở nên càng lúc càng nguội lạnh mỗi ngày. . . .Tôi đi theo lối thế gian, tham vọng địa vị và giàu có chiếm chỗ của Chúa trong đời tôi. . . Lòng yêu thương của Cha Trời chắc phải tổn thương chua xót, nhưng trong sự bất tuân tôi không biết được thể nào lòng Ngài đau đớn.

Trong nhiều năm kế tiếp anh Mecca Chao sa ngã đi chiến đấu trong quân đội Trung Hoa, đối diện tử thần mỗi ngày và cảm thấy thật khốn khổ nội tâm.  Anh bị bắt trong cuộc chiến và thành tù binh chiến tranh, trải qua tra tấn rùng rợn và mất mát.  Chính lúc đàng sau những chấn song mà Chúa yêu thương gọi đứa con hoang đàng trở về vòng tay ôm của Ngài.  Trong ngục tù cô lập, bẩn thỉu đó Chúa bắt đầu hồi phục tâm linh Mecca Chao và nhắc lại anh mọi điều anh đã bỏ đi.  “Tôi hỏi Chúa, ‘Ôi Chúa, có phải đây là cuộc sống mang nghĩa “Mecca”?  Có phải đây là cách con phải trải qua?’”

            Chúa trả lời bằng cách cho anh một khải tượng về tấm bản đồ Tỉnh Ningxia, ngai của Hồi Giáo ở Trung Hoa.  Trong một khải tượng khác anh thấy con đường sáng dẫn về hướng tây mà anh phải đi một ngày nào đó.  Sau này anh nói,

Đức Chúa Trời nghĩ về tôi và cho tôi một tia hy  vọng xua tan sự ngã lòng lúc tù ngục.  Ngài hứa với tôi rằng tuổi 25 tôi sẽ ra tù và vào tuổi 27 tôi sẽ gánh lấy công tác được ủy thác cho tôi.  Điều này xảy ra chính xác.  Vào tháng Năm lúc tuổi 26 tôi đến Học Viện Thánh Kinh Tây Bắc làm một sinh viên.  Vào tuổi 27 tôi đi giảng ở Tỉnh Gansu và vào mùa hè tôi đến chỗ mà tôi thấy trong khải tượng -- Tỉnh Ningxia.  Chúng ta phải thực sự phụ thuộc vào sự thành tín của Đức Chúa Trời.

Sự sốt sắng của Chao giờ đây chín chắn, anh khao khát biết lời Chúa cách sâu nhiệm và tường tận.  Anh nói:

            Sau khi trải qua bảy hoặc tám năm thử thách đau đớn, lắm khi trong khó khăn và nguy hiểm cực kỳ, cuối cùng tôi đã đến được trạng thái bình an và yên tịnh.  Nếu chẳng bởi quyền năng lớn của Cha Trời của tôi, là quyền năng bảo vệ tôi, chắc tôi đã trở về bụi đất từ lâu rồi.  Dù tôi đã rất yếu sức vì gian khổ trong nhiều năm qua, nhưng tôi lại mạnh hơn khi tôi rời nhà cách đây nhiều năm, một loại người gầy gò, vàng vọt, yếu đuối.  Ha-lê-lu-gia!  Đây chính là sự bảo vệ kỳ diệu của Chúa Trời trên con cái Ngài để rồi Ngài có thể dùng nó ở vùng Tây Bắc.  Vâng, Chúa, con muốn Ngài dùng con như Ngài muốn.     Ngài là thợ gốm, con là đất sét. . . Chúa hiểu tôi hoàn toàn, tôi thuộc Ngài.  Tôi được mua bằng giá  đắt, không bao giờ con lại đặt kế hoạch riêng cho mình nữa. . . . Ngài chỉ yêu cầu tôi để mình hoàn  toàn trong tay Ngài để được Ngài dùng.

Khi học ở Học Viện Thánh Kinh Tây Bắc, Mecca Chao tìm được giải đáp bí mật chữ “Mecca” nhờ Mác Ma.  Ma nói với anh sứ mạng anh nhận được từ nhiều năm trước là phải đi về hướng tây giảng tin lành cho người Hồi Giáo, tiếp tục đi cho đến khi anh đến thành phố Mecca tại Ả Rập Saudi.

            Khi Mecca Chao hiểu về khải tượng Đức Chúa Trời ban cho các lãnh đạo trường để đem tin lành trở lại Giê-ru-sa-lem, anh sửng sốt thấy giống y sự kêu gọi riêng của anh.  Chẳng lạ gì, anh nhiệt tình ghi danh vào công tác đó và trở nên một trong những nhân công đầu tiên của Nhóm Truyền Giáo Trở Lại Giê-ru-sa-lem.

            Khi Mecca Chao và sáu người tiên phong khác chuẩn bị khởi hành, Cứu-thế-nhân khắp Trung Hoa hớn hở về chuyến xuất hành sắp tới này.  Nhiều lời cầu nguyện dâng lên cho sự thành công của cuộc mạo hiểm và sự bảo vệ những người tham gia.  Giám Mục F. Houghton tóm tắt ảnh hưởng đức tin của những nhà tiên phong trẻ này:

Hội thánh Trung Hoa được khích lệ qua sự ra đi của nhóm nhân công Trung Hoa từ Học Viện Thánh Kinh Tây Bắc.  Từ cơ sở hạ tầng ở Xining họ đặt kế hoạch tiến vào Xinjiang, và từ đó - cuối cùng-họ mang tin lành xuyên qua Trung Á “trở lại Giê-ru-sa-lem!”  Họ cho thấy những chứng cớ sự kêu gọi Thiên Thượng trong sự từ bỏ mình để theo ý Ngài và bằng thái độ thực tiễn, nhạy bén qua đó nhắc lại con người của Hudson Taylor.  

Bảy nhà tiên phong đầy đức tin này đi xa 300 dặm (480 km) hướng tây bắc đến Xining, giờ đây là thành phố thủ đô của Tỉnh Qinghai.  Ở đó, họ gặp Mục Sư Su, người khuyến khích họ quan tâm đến nhu cầu tâm linh của Thành Phố Xining và ở lại học tiếng Ả Rập một thời gian.  Nhóm cảm thấy đề nghị này không nói lên ý Chúa cho họ, và mong muốn tiếp tục tây tiến về Xinjiang không gián đoạn.  Sau một ngày hành trình họ đến Huangyuan.  Từ đó Mecca Chao một mình tiếp tục đến Tulan (nay là Ulan) ở Tỉnh Qinghai, xa 265 dặm (429 km) để dọn đường cho những người còn lại trong nhóm.  Tulan được xem là trạm cuối văn minh Trung Hoa.  Nó cũng là trung tâm giao dịch qua đó các đoàn lữ hành từ Trung Á di chuyển, nên nó là vị trí chiến lược cho nhóm bắt đầu học ngôn ngữ nói bởi người Hồi Giáo Trung Á.

            Mecca Chao di chuyển những dặm đường này trên lưng ngựa.  Anh chịu đau đớn nhiều vì chứng đau thần kinh, và báo cáo lại rằng ở một thị xã kia nơi anh dừng lại anh “thật thảm hại, và chỉ có thể đến trường học và tiệm thuốc và nói tin lành chút ít với giáo viên và chủ tiệm.”

            Khó khăn của hành trình xuyên qua những vùng bị trộm cướp quấy nhiễu này có thể thấy từ lá thư anh viết cho Mác Ma.  Sau khi tuyên bố đã đến nơi, Mecca Chao viết, “Trước hết hãy để tôi nói một lời quan trọng nhất -- bất cứ lý do gì đừng để ai đi con đường này nếu không có sự hướng dẫn rõ ràng và chắc chắn từ Chúa.”  Một số lý do cho tuyên bố này có thể thấy trong lời tả lại hành trình của anh:

Chỉ nghĩ về những khó khăn và nguy hiểm của con đường này cũng đủ khiến bạn sởn tóc gáy.  Suốt dọc đường là những vùng cỏ của người Tây Tạng hoang dã, người Mông Cổ và người Hồi Giáo, sống trong lều.  Không quán trọ.  Nhiều dãy núi cao trong các đồng vắng rậm cỏ, những bầy thú dữ, chó Tây Tạng ăn thịt người và rất nhiều băng cướp . . .Dọc đường nhiều thi thể người chết đói hoặc bị giết. . . Mỗi đêm tôi nhìn chăm chú nhưng chẳng thấy ai, rồi lặng lẽ đi vào lùm khuất lối đường.  Ở đó tôi lấy khăn gói khỏi ngựa, và ngủ dưới bầu trời đầy sao.  Tôi không dám gây một tiếng động vì sợ gây quân cướp chú ý.  Đôi khi dọc đường tôi nghe tiếng súng nổ, nhưng tôi vẫn khá yên lòng, và thực ra tôi không gặp nguy hiểm nào. Người đi đường ai cũng mang súng; vũ khí của tôi là lời cầu nguyện. . . . Đức Chúa Trời chứng tỏ cho tôi sức mạnh của Ha-lê-lu-gia để xua đuổi quân cướp và thú dữ, và thỏa đáp mọi khó khăn.

Vài tháng sau những người còn lại nhóm Trở Lại Giê-ru-sa-lem tiến về hướng tây để gia nhập anh Mecca Chao ở Tulan.  Mọi người đồng ý rằng:

Một số trong nhóm nên dựng nhà tại Tulan là nơi liên kết cuối cùng giữa hội thánh nhà Trung Hoa và những cánh đồng truyền giáo mới.  Họ cũng quyết định rằng một nhóm nhỏ nhân sự nên tiến lên trước và mở đường cho những người khác sẽ theo sau, vì một nhóm đông quá sẽ gây nghi ngờ từ những khu vực họ sẽ đi qua.  Trong khi chờ đợi xin phép chính quyền và giấy tờ du lịch, họ bận rộn tìm hiểu về những tuyến đi lữ hành, những phương thức di chuyển tiết kiệm nhất và phong tục dân chúng họ phải gặp, cùng lúc họ chia thành những nhóm truyền giáo rồi đi ra giảng tin lành.

Biết rằng di chuyển bằng lạc đà ít tốn kém nhất và ít nguy hiểm hơn nhiều nếu đi bằng xe buýt, họ quyết định mua lạc đà.  Dân địa phương thấy cảnh các nhà truyền đạo Trung Hoa đang cố mua lạc đà thật buồn cười, và Nhóm bị trì hoãn hai tuần trong khi họ thương lượng giá cả phải chăng với người Hồi Giáo địa phương.

            Cuối tháng Bảy năm 1947, họ lại khởi hành cuộc hành trình dài tây tiến, lo lắng phải đến kịp nơi trước khi những tháng hè ngắn ngủi nơi phần đất thế giới này trôi qua và tuyết giá mùa đông sẽ khiến cuộc hành trình không thể thực hiện được.  Giai đoạn đầu 90 dặm (144 km) xuyên qua những vùng đầm lầy và những dãy núi cao khiến họ mất sáu ngày.  Cuối cùng khi họ đến được biên giới giáp Xinjiang, họ bị tạm giữ lại bảy ngày chờ giấy thông hành xác thực do các sĩ quan biên phòng.  Cuối cùng giấy phép được cấp, và nhóm nhỏ các dũng sĩ tin lành băng ngang “vào miệng sư tử.”

            Khải tượng Đức Chúa Trời ban cho Mác Ma, Mecca Chao và  những người khác cuối cùng được ứng nghiệm, và các giáo sĩ Trung Hoa len vào được thế giới Hồi Giáo với ngọn lửa tin lành bừng cháy lòng họ.

            Trong tháng kế tiếp họ di chuyển xuyên qua những đồng hoang thê lương, ít thấy dấu hiệu tồn tại của con người ngoại trừ một làng nhỏ đây đó.  Nước uống thật là hiếm.  Bất cứ khi nào có thể, họ đổ đầy bình nước, nhưng nhiều ngày trôi qua trước khi có được cơ hội đổ đầy nước lại.  Hàng trăm người đi đường đã bỏ mạng trong vùng này, họ bị cắt cổ và hành lý bị cướp bởi những băng cướp tàn nhẫn.  Chẳng lạ gì sa mạc này được biết đến như là Taklimakan --từ ngữ từ tiếng Uygur tạm dịch là “Lắm kẻ vào nhưng hiếm kẻ ra.”  Tuy nhiên các giáo sĩ tiếp tục tiến tới, ý thức được sự bảo vệ luôn luôn của Đức Chúa Trời.

            Và rồi thảm họa tấn công.


Khải Tượng Bị Trì Hoãn

Một tháng hành trình sa mạc, đoàn lạc đà của Nhóm Trở Lại Giê-ru-sa-lem bị các sĩ quan nhà nước bắt gặp và cho họ biết rằng giấy phép di chuyển bị thu hồi vì những biến chuyển chính trị mới trong vùng.  Người ta bảo họ phải trở về Trung Hoa ngay.  Bất kể lời cầu nguyện và nài xin của họ, các viên chức từ chối thỉnh cầu của họ, nói rằng thật không an toàn và thật ngu xuẩn cho một nhóm trẻ, hầu hết là phụ nữ, di chuyển xuyên qua vùng Sa Mạc Taklimakan.  “Vì không một lời thuyết phục nào có thể khiến các viên chức tin rằng công tác của họ không phải chính trị và rằng họ không sợ nguy hiểm trên đường, nên họ phải thối lui trở lại Qinghai.”

            Sau nhiều cầu nguyện họ quyết định chờ đợi hết mùa đông ở Qinghai, bận rộn về công việc Thầy mình, sau đó họ sẽ cố gắng vào lại Xinjiang lần nữa bằng con đường khác.  Họ tiếp tục truyền giáo, thấy được rất nhiều người đến với Chúa.
           
            Chính lúc họ đang đợi chờ cánh cửa mở ra cho Xinjiang thì Cộng Sản chiếm được quyền lực Trung Hoa.  Chẳng bao lâu bức màn yên lặng bao trùm khắp quốc gia đó.  Tất cả giáo sĩ ngoại quốc bị trục xuất khỏi nước và mọi thông tin liên lạc bị ngăn chặn.  Đối diện với kế hoạch rất hệ thống xóa sạch hội thánh, các tín đồ như Mác Ma, Mecca Chao và Ho En Cheng phải đi “ngầm.”  Khi những tháng bách hại và gian khó trải dài thành nhiều năm, rồi nhiều năm thành nhiều thập kỷ, khải tượng của Đoàn Trở Lại Giê-ru-sa-lem bắt đầu phai nhạt.  Tất cả dường như lạc mất.  Như con cái Do Thái gần sát đến Đất Hứa đến nỗi chúng có thể nhìn thấy tận mắt, khải tượng Trở Lại Giê-ru-sa-lem cuối những năm 1940 và đầu những năm 1950 bị đem trở lại hoang mạc, để chờ đợi thời gian khi các nhân sự sẽ được trang bị tốt hơn để đảm nhận công tác vĩ đại đặt trước họ.


Khải Tượng Được Khơi Dậy

 Helen Taylor, người có gia đình là công cụ huấn luyện và khích lệ các nhân sự Trở Lại Giê-ru-sa-lem tại Học Viện Thánh Kinh Tây Bắc, viết lời cầu nguyện yêu cầu sau đây sau khi Đoàn bị gửi ngược lại Qinghai năm 1948:

Bạn sẽ giúp những thanh niên này bằng lời cầu nguyện chứ?  Quyền lực ma quỉ, nơi những góc tăm tối địa cầu là nơi trú ngụ của tàn nhẫn và bạo lực, sẽ không dễ chịu nhường cho ánh sáng tin lành, nhưng qua cầu nguyện chúng ta sẽ thấy những tường đồng lung lay trước những thanh niên đầy Thánh Linh này đang tiến lên dưới ngọn cờ Ngài là Đấng không bao giờ thất trận.  Ai sẽ nâng đỡ họ bằng lời cầu nguyện?

Lời yêu cầu cầu nguyện này được lập lại hàng ngàn lần xuyên khắp Trung Hoa ngày nay, khi một thế hệ Cứu-thế-nhân mới được chuẩn bị tốt hơn theo bước và hoàn thành khải tượng đầu tiên của Đoàn Trở Lại Giê-ru-sa-lem.

            Có thể nào Đức Chúa Trời cho phép những nỗ lực ban đầu Trở Lại Giê-ru-sa-lem bị cản trở vì hội thánh Trung Hoa chưa sẵn sàng tiếp nối sự kêu gọi lớn lao này không?  Khi khải tượng nổi lên lần đầu, hội thánh Tin Lành ở Trung Hoa đếm số chưa được một triệu người và khải tượng Trở Lại Giê-ru-sa-lem được gánh vác bởi một ít cá nhân.  Thật là phép lạ, hơn 50 năm sau hội thánh Trung Hoa lên đến 80 đến 100 triệu tín đồ và hàng ngàn vô số tín đồ đáp ứng lại tiếng gọi Trở Lại Giê-ru-sa-lem.  “Vì còn phải chờ đúng thời điểm khải tượng mới ứng nghiệm, Nó hối hả chạy đến giai đoạn cuối, Nó sẽ thành hiện thực. Nếu nó dường như chậm trễ, con hãy trông chờ nó, Vì khải tượng chắc chắn sẽ thực hiện, không nấn ná, chần chờ.” (Ha-ba-cúc 2:3).

            Dưới mắt loài người, Đoàn Truyền Giáo Trở Lại Giê-ru-sa-lem đã thất bại.  Nhưng Đức Chúa Trời biết sự tận hiến của các con trẻ của Ngài, và Ngài không khước từ sự trong sạch tận hiến của họ với Ngài.  Dù khải tượng có bị chôn vùi một thời gian, nó không chết mất.

            Cũng không phải tất cả thành viên ban đầu của đoàn đều chết.  Một ít hãy còn sống hôm nay, sống sót hơn nữa thế kỉ hoạn nạn trong ngọn lửa bách hại.  Ho En Cheng, nay hơn 80 tuổi, hãy còn sống giữa Xinjiang nơi bà đã truyền giáo cho người Hồi Giáo và tiếp tục chia xẻ khải tượng Trở Lại Giê-ru-sa-lem với bất cứ Cứu-thế-nhân nào dừng lại nghe.

            Đức Chúa Trời đã, luôn là vậy, thành tín với con cái Ngài.

http://www.gnxp.com/blog/uploaded_images/chinaProvinces-704548.gif

                                                                      Các tỉnh Trung Hoa

Không có nhận xét nào: