Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

Trở Lại Giê-Ru-Sa-Lem (chuong 2 trong 12)


www.mondoJesus.blogspot.com     

                                          2

                        Gốc Rễ Phong Trào
                   Trở Lại Giê-Ru-Sa-Lem

          Nhưng các con sẽ nhận lãnh quyền năng khi
          Đức Thánh Linh đến trên các con, và các con sẽ làm nhân chứng cho Ta tại Giê-ru-sa-lem, cả xứ    Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, cho đến tận cùng quả đất.

                                                                 -- Công Vụ 1:8


Khi chúng tôi ở Trung Hoa lần đầu tiên đọc câu trên, chúng tôi không biết “cho đến tận cùng quả đất” nghĩa là gì.  Cách viết Kinh Thánh này khiến tưởng như trái đất bằng phẳng và tín đồ có thể đi đến tận cùng thế giới, nơi đó rơi vào không gian!  Chúng tôi cầu nguyện và suy gẫm câu này, xin Chúa chỉ chúng tôi điều gì Ngài muốn ngụ ý đây.

          Dần dần, Chúa mở trí chúng tôi hiểu rằng điều Ngài muốn đề cập đến đó là sự lan rộng địa lý của tin lành xuyên khắp thế gian.  Khi Chúa Giê-xu lần đầu tiên ban lời hứa này, Ngài đang đứng trên núi Ô-li-ve, ngay ngoài thành Giê-ru-sa-lem (xem Công Vụ 1:12).  Núi này toạ lạc phía đông thành phố cổ đó, và điểm cao nhất của núi khoảng 60 mét cao hơn khu vực đền thờ tại Giê-ru-sa-lem.  Vì thế, khi Chúa Giê-xu nói những lời trong Công Vụ 1:8 cho các môn đồ, Ngài đang nhìn xuống thành phố và những lời Ngài tuôn ra rất tự nhiên: “Các con sẽ là nhân chứng cho Ta tại Giê-ru-sa-lem” (là thành phố nằm ngay dưới nơi họ đang đứng), “Giu-đê” (là tỉnh hướng tây và tây bắc Giê-ru-sa-lem), “Sa-ma-ri” (là tỉnh hướng bắc Giu-đê), “và cho đến tận cùng quả đất.”

          Có thể nào Chúa Giê-xu đã chỉ cho các môn đồ Ngài rằng lửa tin lành trước hết bắt đầu bùng cháy tại Giê-ru-sa-lem, trước khi lan ra vào vùng quê hướng tây và tây bắc thành phố đó, rồi lan xa hơn vào những vùng đất giáp ranh thế giới dân ngoại, và tiếp tục hướng vào những quốc gia nơi danh Đức Chúa Trời chưa được biết đến?

          Đức Chúa Trời giúp hội thánh lan truyền tin lành đến dân ngoại.  Vị trí Giê-ru-sa-lem được đặt rất lý tưởng tại ngã tư giao thông Châu Âu, Châu Á và Châu Phi.  “CHÚA phán như vầy: Đây là Giê-ru-sa-lem mà ta đã đặt giữa các quốc gia, các nước bao quanh nó.” (Ê-xê-chi-ên 5:5).

          Sách CôngVụ mô tả điều này chính xác thể nào tin lành được bành trướng.  Sau khi Chúa Thánh Linh giáng trên các tín đồ với quyền năng lớn, Phi-e-rơ cao giọng nói với đám đông: “Thưa anh em ở Giu-đê và tất cả quý vị đang ở Giê-ru-sa-lem!” (Công Vụ  2:14).  Chúa Thánh Linh xức dầu Phi-e-rơ với quyền năng lớn đến nỗi “những người đáp ứng lời kêu gọi của Phi-e-rơ đều chịu báp-tem; hôm ấy số tín đồ tăng lên ba ngàn người.” (Công Vụ 2:41).

          Thật là giây phút kỳ diệu trong lịch sử!  Tin lành vinh hiển của Chúa Giê-xu Cứu Thế đã mở đầu cuộc hành trình dài đầy ơn xuyên suốt thế giới.  Y như cha mẹ ao ước hiện diện khi con mình cất bước đi đầu đời, chắc chắn các thiên sứ ngắm xem và thiên đàng đứng lặng.  Buổi khai trương hội thánh đem lại sự sống và cứu rỗi cho 3.000 người ngay ngày đầu đó, thật tương phản ảm đạm với ngày đầu giới thiệu Luật Pháp Cựu Ước, đem lại cái chết 3.000 người trong ngày đầu (xem Xuất Hành 32:27-28).

          Những người khởi đầu vâng phục Chúa đã làm tốt công việc bước một: Giê-ru-sa-lem.  Quả thật, chẳng bao lâu thầy thượng tế phàn nàn những người theo Chúa Giê-xu rằng họ “làm cho thành Giê-ru-sa-lem đầy tràn đạo giáo của các anh”  (Công Vụ 5:28).  Trong vài tuần, Kinh Thánh tuyên bố, “số tín hữu tại Giê-ru-sa-lem gia tăng nhiều lắm, cả một số đông các vị tế lễ cũng thuận phục Đạo.” (Công Vụ 6:7).

          Thật là bản tính đáng tiếc cho nhiều Cứu-thế-nhân vì khi sự việc diễn tiến tốt đẹp chúng ta lại muốn dừng lại, nghỉ ngơi thoải mái, và hưởng thụ thành công mình.  Tin lành đã thấm đậm Giê-ru-sa-lem, nhưng các môn đồ lại bắt đầu quên những bước kế tiếp của Đại Sứ Mạng.  Để giúp họ nhớ, Chúa đem đến cơn bách hại!  Cùng ngày Ê-tiên trở thành người tử đạo đầu tiên của hội thánh, “hội thánh tại Giê-ru-sa-lem bắt đầu bị bắt bớ dữ dội.  Ngoại trừ các sứ đồ, tất cả các tín hữu đều phải chạy tan lạc trong khắp miền Giu-đê và Sa-ma-ri.” (Công Vụ 8:1).

          Phi-líp được sử dụng mạnh mẽ tại Sa-ma-ri, với nhiều phép lạ, dấu lạ và phép kỳ cặp theo mục vụ của ông, và nhiều người đã tin vào Đấng Cứu Thế vừa mới thăng thiên.  Chẳng bao lâu sau, Đức Chúa Trời quyết định bày tỏ chính Ngài ra cho một trong những kẻ xếp xòng bách hại hội thánh, là ông Sau-lơ.  Giai đoạn thứ tư trong chương trình cứu chuộc thế gian được thực hiện bởi những nỗ lực của người này, là người sau này được gọi là Sứ Đồ Phao-lô.  Ngay sau khi ông đột ngột gặp Chúa Giê-xu trên đường đến Đa-mách (thủ đô nước Syria), Chúa nói về Phao-lô, “người này là một lợi khí Ta đã chọn để truyền bá danh Ta trước mặt các dân tộc ngoại quốc và các vua.” (Công Vụ 9:15).

          Phần còn lại trong sách Công Vụ ghi lại thể nào lửa tin lành lan tràn khắp thế giới La-mã, đến tận tại Rô-ma, và đến nhiều vùng dọc bờ biển Địa Trung Hải.  Vừa yêu thương vừa cương quyết, Chúa giúp hội thánh vâng phục mạng lịnh Ngài, và trong thời gian ngắn, người Do Thái nói Phao-lô và Si-la là “Bọn gây rối thế giới đã đến đây.” (Công Vụ 17:6).

          Lời Chúa Giê-xu trong Lu-ca 24:46-48 đã được ứng nghiệm: “Thánh Kinh đã ghi: Chúa Cứu Thế đã phải chịu đau đớn đến ngày thứ ba phải sống lại cõi chết.  Hãy nhân danh Ngài truyền giảng cho tất cả các dân tộc ăn năn để được tha tội, bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem.  Các con là nhân chứng về các điều ấy.”   

          Khi chúng ta suy gẫm thể nào tin lành được lan tràn khắp thế giới, chúng ta thấy rằng, nói chung, ngọn lửa đó lan về hướng tây.  Từ miền nam Châu Âu lửa đó lan qua miền trung, miền bắc và miền tây Châu Âu.  Lửa đó cũng cháy bùng các quốc gia miền nam Địa Trung Hải ở Bắc Phi, sản sinh ra một số lãnh đạo vĩ đại cho hội thánh ban sơ như Augustine (là người xuất thân từ nước Algeria ngày nay) và Tertullian (155-220 T.C., là người đến từ xứ Tunisia).  Lời tuyên bố của Tertullian cho các lãnh tụ chính trị thời ông hãy còn vang đọng giữa các Cứu-thế-nhân hội thánh tư gia Trung Hoa:

          Hãy cứ tiếp tục hung hăng, các ông sẽ nổi bật hơn        người khác nếu các ông dùng các Cứu-thế-nhân       làm vật hy sinh theo ý muốn của họ, hãy giết chúng     tôi, hãy xử tội chúng tôi, hãy nghiền nát chúng tôi   thành bụi; sự bất công của các ông là bằng chứng         chúng tôi vô tội . . . .  Sự tàn bạo của các ông, dù      tinh vi, cũng không giúp gì được các ông; nó chỉ là           sự cám dỗ cho chúng tôi.  Chúng tôi càng bị các ông giày xéo bao nhiêu, chúng tôi càng tăng số        lượng bấy nhiêu; máu của Cứu-thế-nhân là hạt    giống.

Tại Trung Hoa chúng tôi hiểu điều Tertullian muốn nói.  Nhà nước nghĩ về các hội thánh tư gia cùng một cách những người Ai-cập nghĩ về dân Do-thái lúc nô lệ, “nhưng càng bị áp bức bao nhiêu, dân Y-sơ-ra-ên càng sinh sôi nẩy nở và lan tràn bấy nhiêu, vì vậy người Ai-cập sợ người Y-sơ-ra-ên” (Xuất Hành 1:12).

          Chúng tôi có rất nhiều lời chứng về những cuộc phục hưng quyền năng đã bùng nổ tại những nơi Cứu-thế-nhân đã đổ máu họ và chịu đựng nhiều gian khổ vì tin lành.  Tại một số vùng có nhiều chống đối, dường như con cái Chúa phải chịu đau đớn và đổ máu trước khi  những quyền lực ma quỉ bị phá vỡ rồi người ta có thể thấy ánh sáng tin lành.

          Nhưng, trở lại sử liệu, nhiều thế kỷ sau đó, khi các nhà mạo hiểm và các đoàn truyền giáo bắt đầu khám phá thế giới bằng tàu thuyền, thì lửa tin lành lan đến miền trung và miền nam Châu Phi, đến Châu Mỹ, đến hàng trăm đảo Nam Thái Bình Dương, đến Châu Úc, Tân Tây Lan, và một phần Châu Á ven Thái Bình Dương.  Khoảng đầu thế kỷ hai mươi, phục hưng bùng nổ tại những nơi như Đại Hàn, Phi-líp-pin, một số phần Trung Hoa và Đông Nam Á.

          Dĩ nhiên có nhiều ngoại lệ cho mô hình này.  Thật ra, Sứ Đồ Thô-ma được nhớ đến về việc đem tin lành đến Ấn Độ chỉ vài năm sau khi ông chạm bàn tay thương tích của Đấng Cứu Thế phục sinh.  Nhưng nói chung, chúng ta có thể thấy ngọn lửa tin lành đã cháy lên về hướng tây.

          Bắt đầu khoảng ba mươi năm trước đây, cuộc phục hưng độc đáo và lâu dài đã xảy ra cho các hội thánh tư gia Trung Hoa.  Chúng tôi thấy chính mình ngay tuyến đầu ngọn lửa ơn phước Chúa khắp mọi nơi, và hàng chục triệu người đã đến với đức tin nơi Đấng Christ.  Chúng tôi cũng nhận ra rằng thực tế tất cả những vùng còn lại của thế giới chưa bao giờ được tin lành thấm nhập đều nằm về hướng tây và nam Trung Hoa.  Chúng tôi tin rằng Đức Chúa Trời đã giao chúng tôi trách nhiệm trọng đại đem lửa từ bàn thờ Ngài  và hoàn thành Đại Sứ Mạng bằng cách thiết lập vương quốc Ngài nơi tất cả các quốc gia còn lại và các nhóm dân ở Châu Á, Trung Đông và Bắc Phi Hồi Giáo.  Khi điều này xảy ra, chúng tôi tin rằng Kinh Thánh nói Chúa Giê-xu Cứu Thế sẽ trở lại với nàng dâu của Ngài và “rồi đến chúng ta là những người đang sống mà còn lại sẽ cùng họ được cất lên trong đám mây để nghênh tiếp Chúa trên không trung. Như vậy, chúng ta sẽ ở cùng Chúa mãi mãi. Thế thì, anh chị em hãy dùng những lời ấy mà an ủi nhau.”
(1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:17-18). 

          Chúng tôi tin rằng nơi xa nhất mà tin lành có thể đến được từ Giê-ru-sa-lem là phải đi một vòng toàn địa cầu và trở lại nơi nó khởi hành – Giê-ru-sa-lem!  Khi lửa tin lành hoàn thành một vòng địa cầu, Chúa Giê-xu sẽ trở lại!  “Vì mọi người trên đất sẽ biết vinh quang của CHÚA như biển ngập tràn nước.”  (Ha-ba-cúc 2:14).  Đây là lý do tựa đề “Trở Lại Giê-Ru-Sa-Lem” xuất phát theo từ ngữ khải tượng truyền giáo của hội thánh Trung Hoa.

          Vừa rồi chúng tôi đã chia xẻ một số căn bản theo Kinh Thánh về phong trào Trở Lại Giê-ru-sa-lem, và một số hiểu biết của chúng tôi về thể nào tin lành lan rộng khắp thế giới xuyên suốt lịch sử, bây giờ đến lúc chúng ta tiếp tục tìm ra một số nỗ lực ban đầu của những giáo sĩ tiền phong cho phong trào Trở Lại Giê-ru-sa-lem vào những năm 1940.























Không có nhận xét nào: