Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

Bảy Tỉ - Seven Billions

Bảy Tỉ - Seven Billions
Thế giới đang lo lắng về con số bảy tỉ người trên địa cầu: Nhiều miệng ăn!  Nghĩa là cần thêm chỗ ở và năng lượng, dẫn đến thêm tài nguyên và môi trường, có lẽ quá to lớn cho địa cầu đến độ không thể cung cấp nổi.  

Bạn thì sao?  Lo không?  Sợ không?  Are you afraid?

Đức Chúa Trời đến với tổ phụ đức tin của chúng ta là Áp-ra-ham và phán, “Đừng sợ!”  “Do not be afraid!” (Sáng. 15:1).  Ích-ma-ên ông tổ nguời Ả-rập đang đối diện cái chết, được Đức Chúa Trời giải cứu và yên ủi, “Đừng sợ!” (21:17).  I-sác tổ người Do-thái, trong cuộc vật lộn tìm nguồn nước, nghe Ngài phán: “Đừng sợ!”  (26:24).  Gia-cốp, tay lừa đảo trước khi tin Chúa, trong cơn đói khủng khiếp, được khích lệ: “Đừng sợ!” (46:3).  Môi-se, trong cơn nguy khốn bị kẻ thù bao vây, được nhắc nhở: “Đừng sợ!” (Dân. 21:34).  Tuyển dân Do-thái trước họa diệt vong, được nhắc nhở: “Đừng sợ họ nhưng phải nhớ những gì CHÚA, Đức Chúa Trời anh chị em đã làm cho Pha-ra-ôn và cả xứ Ai-cập!... Đừng sợ hãi họ, vì CHÚA, Đức Chúa Trời đang ở giữa anh chị em là Đức Chúa Trời vĩ đại và đáng kính sợ.” (Phục. 7:18, 21).

Đức Chúa Trời tiếp tục ở với chúng ta qua Chúa Giê-su, tên Ngài là Em-ma-nu-ên.  Các môn đồ, trong cơn kinh hãi giữa cơn bão tố sắp nhận chìm tàu, nghe Chúa phán: “Đừng sợ!” (Mathiơ 14:27).  Giữa cơn tang chế tuyệt vọng, thần tượng xụp đổ, mộng ước thành không, tính mạng bị lùng bắt, Đấng Phục Sinh phán: “Đừng sợ!” (Mathiơ 28:10).  

Đấng đã tạo nên mỗi một con người bằng 100 ngàn tỉ tế bào, 100 trillions of cells, có quyền trên bảy tỉ con người đó.  Chỉ một tế bào ung thư, nó có sức tàn phá cả 100 ngàn tỉ tế bào còn lại.  Bạn có tin rằng Ngài có quyền chăm sóc bạn không nếu như Ngài có quyền trên 100 ngàn tỉ tế bào cấu tạo nên cơ thể bạn?  

“Đừng sợ, Ta là Đầu Tiên và Cuối Cùng, là Đấng hằng sống; Ta đã chết, kìa nay Ta sống đời đời, cầm chìa khóa của sự chết và âm phủ.”  (Khải. 1:17, 18).

Don’t be afraid!  Đừng sợ!

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2011

Bác Lân

Đám tang bác Lân hôm qua thật đông người, hơn 300 người.  Một câu hỏi được lặp lại trong tang lễ tại nhà thờ Báp-tít Westminster: “Tại sao Chúa để bác Lân bịnh liệt giường 21 năm?”  Và một mục sư trích Ê-sai 50 để trả lời: “Trời cao hơn đất bao nhiêu, ý tưởng Ta cao hơn ý tưởng các ngươi bấy nhiêu.”  Nhưng riêng tôi câu trả lời là: “Bác Lân được Chúa dùng làm việc lớn, trung tâm yêu thương.”  
Gia đình bác Lân là đại gia đình với vợ và bốn con, hai dâu, hai rể, con, cháu ,anh, chị, em, họ hàng nội, ngoại.  Hàng trăm người khắp bốn phương trời: Việt, Mỹ, Úc.  Không phải bây giờ họ mới tập hợp lại đây trong tang lễ; nhưng hai mươi mốt năm qua họ đã nhiều lần gọi thăm bác Lân, ghé thăm bác Lân, cầu nguyện cho bác Lân.  Mỗi lần như thế đại gia đình lại có dịp gặp mặt tề tụ tương giao với nhau.  Chưa nói đến bạn hữu và các hội thánh.  
Vô hình chung, bác Lân là nam châm thu hút nhiều người lại trong tình yêu thương, trong cầu nguyện, trong bữa ăn, trong những lần thăm.  Hai mươi mốt năm bịnh trầm kha của bác Lân tưởng như bác Lân là gánh nặng của gia đình, của xã hội, nhưng thật ra bác là nguồn tình yêu kéo hàng trăm người lại với nhau.   Chính tôi cũng tình cờ quen được một số người trong những lần họ và tôi không hẹn mà gặp khi ghé thăm bác Lân.  Chúng tôi đã trở thành bạn.  
Chúng ta thường đánh giá người khác qua công việc, địa vị xã hội, khả năng làm tiền, hoặc ngoại hình của người đó.  Chúa Giê-su thì nhìn thấy giá trị linh hồn con người.  “Một linh hồn quí hơn cả thế gian.”  Với một linh hồn đầy yêu thương trong một thân xác tàn tạ, Chúa  Giê-su vẫn thay đổi cả thế giới dù “Ngài không có hình dung đẹp đẽ.”    
 
Cũng như Chúa Giê-su, bác Lân “không có hình dung, cũng không uy nghi để chúng ta nhìn ngắm...cũng không có bề ngoài để chúng ta ưu thích...bị người ta khinh bỉ và ruồng bỏ; là người chịu đau khổ và biết sự đau ốm...Nhưng chúng ta lại tưởng người bị Đức Chúa Trời đánh, phạt và bị khổ sở.”  (Ê-sai 53:2-4).

Bác Lân là trung tâm tình yêu và là peace maker.

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011

Quyền Năng của Cơ-đốc-nhân

Ai cũng thích quyền năng, hay quyền lực, hay năng quyền, hay power trong tiếng Anh.  Chúng ta hay nói về quyền năng: Quyền năng chữa lành, quyền năng chữa bịnh, quyền năng đuổi qủy.v.v.  Chúng ta không có được quyền năng hạ giới nên thích cầu nguyện xin quyền năng siêu nhiên này.  Chúng ta đeo đuổi nó trong cầu nguyện, trong kìêng ăn, trong nhóm học Kinh Thánh, thậm chí trong giấc mơ.  Chúng ta còn trích Kinh Thánh để binh vực cho sự đeo đuổi này (Mác 16). 

Nhưng Chúa Giêsu thì ngươc lại, Ngài bảo chúng ta đeo đuổi tình yêu thương.  Đại mạng lịnh của Ngài là tình yêu thương (Mathiơ 22).

Trước khi là sứ đồ, Phao-lô là người hung ác đầy power để lùng bắt bỏ tù và thậm chí giết chúng ta là Christians.  Nhưng khi thấu hiểu Đức Chúa Trời là ai thì ông qùi gối cầu nguyện cho chúng ta, không xin quyền năng, nhưng xin một điều duy nhất: Chúng ta hiểu được bề rộng, bề dài, bề cao, bề sâu tình yêu của Chúa. (Ê-phê-sô 3:14-18).  

Chuyện gì xảy ra khi chúng ta hiểu và đâm rễ trong tình yêu này?  Quyền năng sẽ đến trên chúng ta.   Chúng ta được đổ đầy sự sống và quyền năng của Đức Chúa Trời (c. 19).  Lạ thay!  Tìm cái yếu ta được cái mạnh.  Tìm tình yêu ta được năng quyền!  Và khi ấy, ma quỷ sẽ run sợ, bịnh tật sẽ lui đi, bóng đêm tiêu tan để ánh sáng tình yêu chinh phục hàng triệu, triệu người đang lạc lối.  Tình yêu là quyền năng.

Vậy phải chăng môn đồ Chúa nên tìm kiếm và thi thố tình yêu thay vì quyền năng?  Nhân và quả thường hay bị đặt ngược theo con mắt xác thịt.

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011

Xác Thịt Trở Nên Lời Nói


By Henri Nouwen
Lời nói phải trở nên xác thịt, nhưng xác thịt đó cũng phải trở nên lời nói. Thật không đủ cho chúng ta, là loài người, chỉ để sống mà thôi. Chúng ta cũng phải cho điều chúng ta đang sống những lời nói của chúng ta. Nếu chúng ta không nói về điều chúng ta đang sống, đời sống chúng ta mất đi sức sống và sức sáng tạo. Khi chúng ta thấy một cảnh đẹp, chúng ta tìm lời diễn tả điều mình thấy. Khi chúng ta gặp một người hay chăm sóc, chúng ta muốn nói về cuộc gặp gỡ đó. Khi chúng ta buồn hoặc trong cơn đau lớn lao, chúng ta cần phải nói về nó. Khi chúng ta kinh ngạc vì vui mừng, chúng ta cần loan báo nó ra!
Qua lời nói, chúng ta kết nối và tiếp thu điều chúng ta đang sống. Lời nói khiến kinh nghiệm chúng ta trở nên thật là người.

Trước Hết Hãy Chăm Sóc Vết Thương của Chính Chúng Ta


By Henri Nouwen
Kinh nghiệm của chính chúng ta về cô đơn, trầm cảm, và sợ hãi có thể trở nên quà tặng cho những người khác, đặc biệt khi chúng ta nhận được sự chăm sóc tốt. Bao lâu những vết thương của chúng ta còn hở lộ và rỉ máu, chúng ta làm người khác sợ hãi tránh xa. Nhưng sau khi một ai đó cẩn thận chăm sóc những vết thương của chúng ta, chúng không còn làm kinh hoàng chúng ta hoặc người khác nữa.
Khi chúng ta kinh nghiệm sự hiện diện chữa lành của người khác, chúng ta có thể khám phá những ân tứ chữa lành của chính mình. Khi đó những vết thương của chính chúng ta cho phép chúng ta hiệp nhất sâu sắc với những anh chị em đang thương tích.

Trái Thánh Linh


By Henri Nouwen

Thánh Linh của Đức Chúa Trời tự bày tỏ chính Ngài qua chúng ta như thế nào? Thường thì chúng ta nghĩ rằng làm chứng nghĩa là nói ra để bênh vực Đức Chúa Trời. Ý tưởng này có thể khiến chúng ta rất bối rối. Chúng ta tự hỏi ở đâu và khi nào chúng ta có thể đem Đức Chúa Trời ra làm chủ đề các cuộc đàm thoại của chúng ta và làm cách nào để thuyết phục gia đình chúng ta, bạn hữu, hàng xóm, và các đồng nghiệp về sự hiện diện của Đức Chúa Trời trong đời sống chúng ta. Nhưng nỗ lực truyền giáo thẳng thắn này thường đến từ tấm lòng bất an và, vì thế, dễ dàng gây chia rẽ.
Cách Thánh Linh Đức Chúa Trời tự bày tỏ chính Ngài ra một cách thuyết phục nhất đó là qua những trái Thánh Linh: “yêu thương, vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, và tiết độ” (Ga-la-ti 5:22). Những trái này tự nói lên chính nó. Vì thế lúc nào cũng thật cần nêu lên câu hỏi “Làm sao tôi có thể lớn lên trong Chúa Thánh Linh?” hơn là câu hỏi “Làm sao tôi có thể khiến người khác tin vào Chúa Thánh Linh?”

Tình Yêu Thương Lựa Chọn

By Henri Nouwen


Làm sao một người có thể tin cậy vào sự hiện hữu của tình yêu thương thiên thượng vô điều kiện được khi hầu hết, nếu không là tất cả, những gì anh/chị ấy đã kinh nghiệm được chỉ là sự trái ngược với tình yêu thương -- sợ hãi, ghen ghét, bạo lực, và lạm dụng?

Không ai được chỉ trích họ khiến họ trở nên những vật tế thần! Ở trong họ, dường như rất ẩn kín, khả năng lựa chọn yêu. Nhiều người, chịu đau đớn vì bị từ khước tệ hại và chịu tra tấn tàn nhẫn, khiến họ có quyền lựa chọntình yêu. Bởi chọn lựa tình yêu, họ trở nên nhân chứng không chỉ cho sức hồi phục lớn lao của con người mà còn cho tình yêu thiên thượng là tình yêu vượt quá tất cả tình yêu của con người. Những người lựa chọn, dù chỉ trong phạm vi hạn hẹp, để yêu thương giữa những hận thù và sợ hãi là những người đem lại hy vọng thực sự cho toàn thế giới chúng ta.

Thực Hành Yêu Thương


By Henri Nouwen


Thường khi chúng ta nói về yêu thương như thể yêu thương là một cảm giác. Nhưng nếu chúng ta chờ đợi cảm giác yêu thương trước khi yêu thương, chúng ta có lẽ không bao giờ học biết yêu thương sâu sắc. Cảm giác yêu thương thật tốt đẹp và đem lại sự sống, nhưng tình yêu thương của chúng ta không thể chỉ dựa vào cảm giác đó mà thôi. Yêu thương là suy nghĩ, nói ra, và hành động theo sự nhận thức tâm linh rằng chúng ta được Đức Chúa Trời yêu vô hạn và được kêu gọi để khiến yêu thương đó hiển thị trong thế giới này.

Hầu hết chúng ta biết điều yêu thương gì cần phải thực hành. Khi chúng ta “thực hành” yêu thương, ngay cả khi những người khác không thể đáp ứng lại yêu thương đó, chúng ta sẽ khám phá ra rằng những cảm giác yêu thương theo kịp những hành động yêu thương của chúng ta.

Thầy Thuốc Bị Thương


By Henri Nouwen
Không ai thoát khỏi bị thương. Tất cả chúng ta đều là những người bị thương, hoặc về thể lý, tình cảm, tâm lý, hoặc tinh thần. Câu hỏi chính không phải là “Làm thế nào chúng ta dấu những vết thương mình?” để chúng ta không bị xấu hổ, nhưng “Làm thế nào chúng ta đặt những vết thương mình vào sự phục vụ người khác?” Khi những vết thương của chúng ta không còn là nguồn xấu hổ, và trở thành nguồn chữa lành, chúng ta đã trở nên thầy thuốc bị thương.
Chúa Giê-xu là thầy thuốc bị thương của Đức Chúa Trời: nhờ những vết thương Ngài chúng ta được chữa lành. Cơn thống khổ và cái chết của Chúa Giê-xu đem lại niềm vui và sự sống. Sự sỉ nhục của Ngài đem lại vinh quang; sự bị từ khước của Ngài đem lại một cộng đồng yêu thương. Là những người theo Chúa Giê-xu, chúng ta cũng cho phép những vết thương của mình đem lại chữa lành cho những người khác.

Những Bước Nhỏ Yêu Thương

By Henri Nouwen


Làm sao chúng ta có thể chọn lựa yêu thương khi chúng ta trải qua quá ít về yêu thương? Chúng ta chọn yêu thương bằng cách nắm lấy những bước nhỏ yêu thương mỗi khi có cơ hội. Một nụ cười, một cái bắt tay, một lời khích lệ, một cú điện thoại, một cái thiệp, một cái ôm, một lời chào tử tế, một cử chỉ ủng hộ, một giây phút chú ý, một tay phụ giúp, một món quà, một đóng góp tài chính, một cuộc viếng thăm . . . tất cả là những bước nhỏ hướng về yêu thương.
Mỗi bước giống như một ngọn nến cháy trong đêm khuya. Nó không xua nổi bóng đêm, nhưng nó dẫn chúng ta qua khỏi bóng đêm. Khi chúng ta nhìn lại nhiều bước nhỏ yêu thương đó, chúng ta sẽ khám phá rằng chúng ta đã làm được một cuộc hành trình dài đẹp tuyệt đẹp.

Nhân Chứng Tình Yêu

By Henri Nouwen

Làm sao chúng ta biết mình được Đức Chúa Trời yêu thương vô hạn khi môi trường xung quanh chúng ta liên tiếp nói với chúng ta rằng chúng ta nên chứng tỏ quyền sống của mình thì hơn?
Trước khi thế gian đặt những điều kiện cho chúng ta, nhận thức về việc được yêu thương vô điều kiện không thể đến từ sách vở, những bài diễn thuyết, những chương trình TV, hoặc các buổi hội thảo. Nhận thức tâm linh này đến từ những người làm chứng về tình yêu của Đức Chúa Trời đối với chúng ta qua lời nói và việc làm của họ. Những người này có thể rất gần chúng ta mà cũng có thể sống rất xa hoặc thậm chí sống cách đây đã lâu lắm rồi. Lời chứng của họ tuyên bố sự thật về tình yêu của Đức Chúa Trời và kêu gọi chúng ta hành động hòa hợp với tình yêu đó.

Lớn Lên trong Chân Lý Chúng Ta Thường Nói Đến

By Henri Nouwen

Có phải chúng ta chỉ được quyền nói khi chúng ta hoàn toàn sống với những gì chúng ta đang nói? Nếu tất cả những lời nói phải bao gồm tất cả những hành động của chúng ta, chúng ta ắt hẳn bị buộc phải yên lặng vĩnh viễn! Đôi khi chúng ta được kêu gọi để công bố tình yêu Đức Chúa Trời ngay cả khi chúng ta chưa hoàn toàn sống theo tình yêu đó. Có phải vậy là chúng ta đạo đức giả không? Chỉ khi nào lời nói chúng ta không còn kêu gọi chúng ta thay đổi. Không ai hoàn toàn sống đúng theo những ý tưởng hoặc khải tượng của mình. Nhưng bởi công bố ý tưởng và khải tượng của chúng ta với niềm tin lớn lao và sự khiêm nhường lớn lao, chúng ta có thể từ từ lớn lên trong chân lý mà chúng ta thường nói đến. Bao lâu mà chúng ta biết rằng đời sống chúng ta luôn luôn nói nhiều hơn những lời của chúng ta, chúng ta có thể tin chắc rằng nhừng lời của chúng ta sẽ luôn khiêm nhường.

Lời Nói Tạo Nên Cộng Đồng

Tác giả: Henri Nouwen                Dịch giả: Thang Chu

Lời nói đó luôn là lời nói gì đó cho người khác. Những lời nói cần được nghe. Khi chúng ta đem lời nói đến những gì chúng ta đang sống, những lời này cần được tiếp nhận và trả lời. Một diễn giả cần thính giả. Một tác giả cần độc giả.
Khi xác thịt – là kinh nghiệm sống của người sống - trở thành lời nói, thì cộng đồng được phát triển. Khi chúng ta nói, “Hãy để tôi nói bạn nghe những gì tôi thấy. Hãy đến và lắng nghe những gì chúng tôi làm. Hãy ngồi xuống và để tôi giải thích cho bạn những gì đã xảy ra cho chúng tôi. Hãy đợi cho đến khi bạn nghe về người mà chúng tôi đã gặp,” là khi chúng ta kêu gọi mọi người lại với nhau và đem đời sống chúng ta vào đời sống những người khác. Lời nói đem chúng ta lại với nhau và kêu gọi chúng ta nhập vào cộng đồng. Khi xác thịt trở thành lời nói, thân thể chúng ta trở thành một phần thân thể của dân chúng.

Trở Về


By Henri Nouwen

Trong ngụ ngôn về đứa con trai hoang đàng (Luca 15:11-32), có hai con trai: đứa em, là đứa bỏ nhà ra đi đến một xứ lạ, và đứa anh, là đứa ở lại nhà lo tròn trách nhiệm. Đứa em hoang phí bản thân mình với rượu chè và sắc dục; đứa anh tự mình lánh xa bằng cách làm việc vất vả và hoàn thành cẩn thận mọi trách nhiệm của mình. Cả hai đều hư mất. Cha của họ than khóc cho cả hai, vì không ai trong họ khiến cha mình có được sự thân thiết mà ông muốn.

Cả dục vọng lẫn sự vâng lời lạnh lùng đều có thể ngăn cản chúng ta trở nên con cái thực sự của Đức Chúa Trời. Dù chúng ta có thích đứa em hay đứa anh, chúng ta phải trở về nhà là nơi chúng ta có thể yên nghĩ trong vòng tay ôm của tình yêu vô điều kiện của Đức Chúa Trời.